Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Phun Mưa Sử Dụng Năng Lượng Mặt Trời

Ngày 7-8, Công ty Holcim Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nghiệm thu Mô hình Tưới phun mưa sử dụng năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận.
Thông qua nguồn hỗ trợ kinh phí của Công ty Holcim Việt Nam, nhóm sinh viên Khoa Điện- Điện tử thuộc Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, ứng dụng Mô hình Tưới phun mưa sử dụng năng lượng mặt trời trên diện tích 3 sào đậu phộng của 1 nông hộ tại xã Phước Hải (Ninh Phước). Qua 2 tháng triển khai, mô hình mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp hộ nông dân giảm nước tưới, tiết kiệm điện sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp của tỉnh ta.
Với công trình nghiên cứu này, nhóm sinh viên được Công ty Holcim Việt Nam trao giải đặc biệt cuộc thi Holcim Prize năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, toàn huyện đã thả nuôi được 310ha tôm, gồm 250ha tôm thẻ chân trắng và 60ha tôm sú.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo, trong đó có mô hình nuôi heo rừng lai.

Để việc ương cá giống đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.