Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình trồng rau đông sớm

Hiệu quả từ mô hình trồng rau đông sớm
Ngày đăng: 25/10/2015

Anh Lưu Văn Thịnh, xóm 8, xã Thượng Kiệm chăm sóc giàn mướp trái vụ.

Có mặt tại xóm 8, xóm 9, xã Thượng Kiệm những ngày tháng 10, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, trong khi các xã khác bà con mới bắt tay vào gieo trồng vụ đông thì nhiều khu vườn, cánh đồng ở đây su hào đã cho củ, bắp cải cũng đã trải lá bàng, thậm chí cuốn bắp chuẩn bị cho thu hoạch.

Vụ đông này, anh Trần Việt Phú, ở xóm 8 trồng hơn 4 vạn cây rau vừa bắp cải vừa súp lơ, su hào.

Anh Phú cho biết: Bắp cải, súp lơ, su hào là cây ưa lạnh, trồng sớm rất khó nhưng thường bán được giá cao nên vài năm nay, ngay từ tháng 7 gia đình tôi đã làm đất cấy giống.

Do thu hoạch sớm nên giá bán luôn duy trì ở mức 7 - 8 nghìn đồng/1 cây, trừ chi phí, trong vòng 3 tháng mỗi sào cho thu lãi trên 5 triệu đồng.

Theo anh Phú, trồng vụ đông sớm quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào thời tiết, đồng ruộng phải chủ động được tưới tiêu nước bởi trồng vụ đông sớm hay gặp mưa lớn đầu vụ.

Trong đợt mưa lớn cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, do không chủ động được việc tiêu nước nên hơn 1 vạn cây bắp cải của anh bị thối hỏng phải trồng lại.

Thời điểm này, tại gia đình anh Lưu Văn Thịnh ở xóm 8 cũng đang có hơn 1 vạn cây bắp cải chuẩn bị cho thu hoạch, ngoài ra anh còn trồng mướp, dưa lê.

Anh Thịnh chia sẻ: Năm nào cũng vậy, cứ thời điểm giao mùa là rau ngoài chợ rất hiếm và giá cao.

Vậy nên gia đình tôi tính toán gieo trồng làm sao để rau được thu đúng thời điểm, khi các gia đình khác thu hoạch rộ thì tôi mới bắt đầu gieo mới.

Hiện nay, cả chợ hiếm người có mướp bán thì gia đình tôi mỗi ngày thu hái từ 50 - 70 kg, ngày rộ lên tới 1 tạ, giá bán 10 nghìn đồng/kg.

Cứ như vậy, tính ra với gần 4 mẫu ao vườn, doanh thu một năm của gia đình lên tới 400 - 500 triệu đồng, trừ chi phí cũng thu lãi 100 - 200 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, nhiều người trồng rau thâm niên ở Thượng Kiệm cho biết: Trồng rau trái vụ đòi hỏi kỹ thuật trồng công phu và tỉ mỉ, từ khâu lựa chọn giống tới xử lý đất.

Để đạt hiệu quả cao, người nông dân phải nắm chắc kỹ thuật, nhìn cây đoán bệnh và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Làm chủ kỹ thuật, tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao là những yếu tố quan trọng để diện tích rau trái vụ ở Thượng Kiệm ngày càng mở rộng.

Ông Nguyễn Khải Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Kiệm cho biết: Từ lâu, người dân trong xã đã có tập quán trồng rau trái vụ.

Tuy nhiên, phong trào khi đó còn nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều. Khoảng 5, 7 năm trở lại đây, mô hình này mới thực sự cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Thực hiện quy hoạch sản xuất, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, Đảng uỷ, UBND xã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là mở rộng diện tích trồng rau trái vụ.

Theo đó, UBND xã quy hoạch khu vực trồng rau trái vụ tại hai thôn là thôn 8 và thôn 9 với diện tích gần 50 ha.

Hiện nay tại đây đã có khoảng 15 hộ dân đang thâm canh rau màu quanh năm với quy mô lớn, trung bình mỗi hộ 3 - 4 mẫu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhiều hộ dân khác trước đó chỉ trồng lúa và một số loại hoa màu thông thường, được sự động viên, khuyến khích và hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, xã đã tích cực trồng thêm rau trái vụ.

Các loại rau được trồng xoay vòng quanh năm là dưa lê, mướp xuân hè; bí xanh, mướp đắng hè thu; su hào, bắp cải, súp lơ đông sớm...

Sản phẩm làm ra không phải lo tiêu thụ vì tư thương về tận địa phương thu mua.

Thời gian tới, Thượng Kiệm tiếp tục khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng rau trái vụ. Bên cạnh đó xây dựng một số mô hình điểm về trồng rau kỹ thuật cao, an toàn theo hướng Viet Gap.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Khoa Học Mỹ Chia Sẽ Kỹ Thuật Nhân Giống Và Sản Xuất Rau Quả Trong Nhà Kính Cho Nông Dân Sa Đéc Nhà Khoa Học Mỹ Chia Sẽ Kỹ Thuật Nhân Giống Và Sản Xuất Rau Quả Trong Nhà Kính Cho Nông Dân Sa Đéc

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

15/08/2014
Những Mô Hình Nông Nghiệp Bền Vững Những Mô Hình Nông Nghiệp Bền Vững

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

15/08/2014
Dẫn Đầu Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Dẫn Đầu Về Xây Dựng Nông Thôn Mới

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.

15/08/2014
Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.

15/08/2014
Nuôi Heo Dùng Đệm Lót Sinh Học Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi Nuôi Heo Dùng Đệm Lót Sinh Học Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi

Sử dụng trấu, mùn cưa trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa làm đệm lót để nuôi heo không chỉ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được ngày công khi không phải vệ sinh chuồng trại. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho những người muốn duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu dân cư.

15/08/2014