Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trái mùa

Gia đình chị Đặng Thị Cẩm Vân, phường Phước Thới, quận Ô Môn là một trong những hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng đậu phộng. Đặc biệt, những vụ đậu phộng mùa khô đã đem lại năng suất và chất lượng khá ổn định cho gia đình.
"Canh tác đậu phộng trái mùa không phải là mô hình mới, nhưng không phải chỗ nào cũng trồng được", chị Vân chia sẻ. Tận dụng triệt để nguồn đất cát tơi xốp, phì nhiêu và địa hình khu vực có nhiều kênh rạch, ao hồ thuận lợi cho công tác tưới tiêu, chị Vân và nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn đã không ngần ngại quyết định tìm ra lời giải cho bài toán khó mang tên "được mùa mất giá" trên cây đậu phộng.
Cũng theo chị Vân, cây đậu phộng trái vụ thực chất không khác cây đậu phộng chính vụ, chỉ khác ở điểm, cây đậu phộng trồng chính vụ ít tốn công chăm sóc hơn trồng trái vụ. Bởi lẽ, đậu phộng là loài cây dễ trồng, cần nhiều nước. Có thể nói, năng suất của vụ đậu phộng tùy thuộc vào lượng nước cung cấp có đầy đủ hay không. Chính vì thế, một trong những yêu cầu chính để canh tác có hiệu quả cây đậu phộng vào mùa khô chính là phải đặc biệt chú ý đến hệ thống thủy lợi, nguồn nước tưới tiêu.
Từ những kinh nghiệm trong canh tác, chị Vân đã tính toán và chia vụ đậu phộng thành nhiều đợt khác nhau trong năm để thu thêm lợi nhuận. Sở hữu hơn một ha đất ruộng, trung bình mỗi năm, ruộng đậu phộng của chị cho ba vụ thu hoạch. Trồng đậu phộng chính vụ cho sản lượng cao nhưng giá bán lại thấp, có khi chưa đến 20.000 đồng/kg. Ngược lại, mặc dù trái vụ nhưng trồng đậu phộng mùa khô luôn cho năng suất và chất lượng khá cao, sản lượng vẫn đạt từ bốn đến năm tấn/ha. Thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 22.000 đến 25.000 đồng/kg, có lúc lên tới 28.000 đồng/kg, cao hơn từ 2.000 đến 5.000 đồng/kg so với trồng chính vụ. Sau khi trừ hết tất cả các chi phí, chị Vân thu lãi gần 40 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, thân đậu phộng cũng được tận dụng bán để làm thức ăn cho bò, góp phần tăng thêm thu nhập. Bình quân, nông dân thu thêm hơn ba triệu đồng/ha. Đậu phộng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bệnh, ít vốn. Bứt phá và sáng tạo bằng việc tìm ra hướng đi mới trong canh tác, nông dân trồng đậu phộng trái vụ đã phần nào tìm ra lời giải cho bài toán khó mang tên "được mùa mất giá". Hướng đi riêng này đã giúp người nông dân vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi thả các loài cá truyền thống như trôi, chép, mè nhưng nhờ thay đổi phương pháp chăm sóc theo hướng an toàn sinh học đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai thí điểm tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất với quy mô 2 ha.

Dùng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao...

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.

Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.