Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trái mùa

Gia đình chị Đặng Thị Cẩm Vân, phường Phước Thới, quận Ô Môn là một trong những hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng đậu phộng. Đặc biệt, những vụ đậu phộng mùa khô đã đem lại năng suất và chất lượng khá ổn định cho gia đình.
"Canh tác đậu phộng trái mùa không phải là mô hình mới, nhưng không phải chỗ nào cũng trồng được", chị Vân chia sẻ. Tận dụng triệt để nguồn đất cát tơi xốp, phì nhiêu và địa hình khu vực có nhiều kênh rạch, ao hồ thuận lợi cho công tác tưới tiêu, chị Vân và nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn đã không ngần ngại quyết định tìm ra lời giải cho bài toán khó mang tên "được mùa mất giá" trên cây đậu phộng.
Cũng theo chị Vân, cây đậu phộng trái vụ thực chất không khác cây đậu phộng chính vụ, chỉ khác ở điểm, cây đậu phộng trồng chính vụ ít tốn công chăm sóc hơn trồng trái vụ. Bởi lẽ, đậu phộng là loài cây dễ trồng, cần nhiều nước. Có thể nói, năng suất của vụ đậu phộng tùy thuộc vào lượng nước cung cấp có đầy đủ hay không. Chính vì thế, một trong những yêu cầu chính để canh tác có hiệu quả cây đậu phộng vào mùa khô chính là phải đặc biệt chú ý đến hệ thống thủy lợi, nguồn nước tưới tiêu.
Từ những kinh nghiệm trong canh tác, chị Vân đã tính toán và chia vụ đậu phộng thành nhiều đợt khác nhau trong năm để thu thêm lợi nhuận. Sở hữu hơn một ha đất ruộng, trung bình mỗi năm, ruộng đậu phộng của chị cho ba vụ thu hoạch. Trồng đậu phộng chính vụ cho sản lượng cao nhưng giá bán lại thấp, có khi chưa đến 20.000 đồng/kg. Ngược lại, mặc dù trái vụ nhưng trồng đậu phộng mùa khô luôn cho năng suất và chất lượng khá cao, sản lượng vẫn đạt từ bốn đến năm tấn/ha. Thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 22.000 đến 25.000 đồng/kg, có lúc lên tới 28.000 đồng/kg, cao hơn từ 2.000 đến 5.000 đồng/kg so với trồng chính vụ. Sau khi trừ hết tất cả các chi phí, chị Vân thu lãi gần 40 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, thân đậu phộng cũng được tận dụng bán để làm thức ăn cho bò, góp phần tăng thêm thu nhập. Bình quân, nông dân thu thêm hơn ba triệu đồng/ha. Đậu phộng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bệnh, ít vốn. Bứt phá và sáng tạo bằng việc tìm ra hướng đi mới trong canh tác, nông dân trồng đậu phộng trái vụ đã phần nào tìm ra lời giải cho bài toán khó mang tên "được mùa mất giá". Hướng đi riêng này đã giúp người nông dân vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.