Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt ở Triệu Phong

Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt ở Triệu Phong
Ngày đăng: 13/11/2015

Trong đó, mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng đã góp phần giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Sống ở vùng quê nông nghiệp thấp trũng, thường xuyên bị lũ lụt tàn phá, nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông Lê Công Minh, ở thôn Trung Kiên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong gặp nhiều khó khăn.

Ngoài việc sản xuất một ít diện tích lúa theo từng mùa vụ, quanh năm gia đình ông Minh tảo tần với gần 5 sào đất trồng các loại cây rau màu như khoai lang, sắn và ngô đậu các loại... nhưng hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp.

Năm 2011, thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của huyện, gia đình ông Minh đã chuyển toàn bộ 5 sào đất sang trồng cỏ để nuôi bò nhốt chuồng.

Từ mô hình trồng cỏ, hàng năm gia đình ông nuôi từ 12 - 15 con bò lai, đem lại thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng.

Ông Minh chia sẻ: “Việc trồng cỏ để nuôi bò đem lại lợi ích nhiều mặt.

Thứ nhất là đỡ mất công đi cắt cỏ, thứ hai là bảo đảm được nguồn cỏ sạch và chất lượng.

Hơn nữa cỏ khi trồng tốt rồi thì thu hoạch cả năm, cứ cắt cuốn chiếu khoảng 15 ngày sau là có cỏ để cắt lại và hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại rất cao.

Gia đình tôi trồng gần 5 sào cỏ voi nhưng cũng bảo đảm nguồn thức ăn sạch cả năm cho gần 15 con bò nhốt chuồng...”.

Ngoài gia đình ông Minh, hiện trên địa bàn xã Triệu Thượng có 175 hộ tham gia mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng với hơn 20 ha.

Tổng số bò được người dân nuôi theo mô hình nhốt chuồng hơn 500 con.

Nhờ trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng nên nhiều hộ nông dân đã thoát được nghèo khó, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Hiện nay phong trào trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở huyện Triệu Phong phát triển khá mạnh.

Toàn huyện đã trồng được hơn 30 ha cỏ VA-06, có trên 350 hộ tham gia nuôi bò nhốt với hơn 2.000 con, tập trung ở các xã Triệu Thượng, Triệu Vân, Triệu Ái, Triệu Độ, Triệu Trạch và Triệu Phước...

Theo ước tính trung bình mỗi héc ta trồng cỏ kết hợp với nuôi bò nhốt chuồng sẽ đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Ông Trương Thế Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong cho biết: “Hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở Triệu Phong đang phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian tới chúng tôi tiếp tục nhân rộng và vận động người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò...

Hội Nông dân huyện sẽ tham mưu UBND huyện xây dựng đề án chuyên về mô hình bò nhốt và có chính sách hỗ trợ nhằm giúp người nuôi có điều kiện phát triển, qua đó từng bước lai hóa, nâng cao chất lượng đàn bò trên toàn huyện...”.


Có thể bạn quan tâm

Trên 25.000 Con Vịt Chạy Đồng Vào Địa Bàn Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) Trên 25.000 Con Vịt Chạy Đồng Vào Địa Bàn Huyện Long Mỹ (Hậu Giang)

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.

16/04/2013
Người Dân Lo Lắng Vì Cây Tiêu Đồng Loạt Nhiễm Bệnh Ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) Người Dân Lo Lắng Vì Cây Tiêu Đồng Loạt Nhiễm Bệnh Ở Vĩnh Linh (Quảng Trị)

Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.

16/04/2013
Khó Tái Canh Khi Cà Phê Rớt Giá Khó Tái Canh Khi Cà Phê Rớt Giá

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.

31/10/2013
Nguy Cơ Dịch Cúm Gia Cầm Cút Và Yến Ngoài Vòng Kiểm Soát Nguy Cơ Dịch Cúm Gia Cầm Cút Và Yến Ngoài Vòng Kiểm Soát

Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.

17/04/2013
Một Số Giống Lúa Có Thể Sử Dụng Trong Vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 Một Số Giống Lúa Có Thể Sử Dụng Trong Vụ Đông - Xuân 2013 - 2014

Theo Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre, để sản xuất vụ lúa Đông - Xuân thành công, bà con nông dân có thể sử dụng một số giống lúa dưới đây

31/10/2013