Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt ở Triệu Phong

Trong đó, mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng đã góp phần giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Sống ở vùng quê nông nghiệp thấp trũng, thường xuyên bị lũ lụt tàn phá, nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông Lê Công Minh, ở thôn Trung Kiên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong gặp nhiều khó khăn.
Ngoài việc sản xuất một ít diện tích lúa theo từng mùa vụ, quanh năm gia đình ông Minh tảo tần với gần 5 sào đất trồng các loại cây rau màu như khoai lang, sắn và ngô đậu các loại... nhưng hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp.
Năm 2011, thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của huyện, gia đình ông Minh đã chuyển toàn bộ 5 sào đất sang trồng cỏ để nuôi bò nhốt chuồng.
Từ mô hình trồng cỏ, hàng năm gia đình ông nuôi từ 12 - 15 con bò lai, đem lại thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng.
Ông Minh chia sẻ: “Việc trồng cỏ để nuôi bò đem lại lợi ích nhiều mặt.
Thứ nhất là đỡ mất công đi cắt cỏ, thứ hai là bảo đảm được nguồn cỏ sạch và chất lượng.
Hơn nữa cỏ khi trồng tốt rồi thì thu hoạch cả năm, cứ cắt cuốn chiếu khoảng 15 ngày sau là có cỏ để cắt lại và hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại rất cao.
Gia đình tôi trồng gần 5 sào cỏ voi nhưng cũng bảo đảm nguồn thức ăn sạch cả năm cho gần 15 con bò nhốt chuồng...”.
Ngoài gia đình ông Minh, hiện trên địa bàn xã Triệu Thượng có 175 hộ tham gia mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng với hơn 20 ha.
Tổng số bò được người dân nuôi theo mô hình nhốt chuồng hơn 500 con.
Nhờ trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng nên nhiều hộ nông dân đã thoát được nghèo khó, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hiện nay phong trào trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở huyện Triệu Phong phát triển khá mạnh.
Toàn huyện đã trồng được hơn 30 ha cỏ VA-06, có trên 350 hộ tham gia nuôi bò nhốt với hơn 2.000 con, tập trung ở các xã Triệu Thượng, Triệu Vân, Triệu Ái, Triệu Độ, Triệu Trạch và Triệu Phước...
Theo ước tính trung bình mỗi héc ta trồng cỏ kết hợp với nuôi bò nhốt chuồng sẽ đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Ông Trương Thế Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong cho biết: “Hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở Triệu Phong đang phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian tới chúng tôi tiếp tục nhân rộng và vận động người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò...
Hội Nông dân huyện sẽ tham mưu UBND huyện xây dựng đề án chuyên về mô hình bò nhốt và có chính sách hỗ trợ nhằm giúp người nuôi có điều kiện phát triển, qua đó từng bước lai hóa, nâng cao chất lượng đàn bò trên toàn huyện...”.
Có thể bạn quan tâm

Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, vụ mùa 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nông dân trong tỉnh nên xuống giống sớm để tránh hạn cuối vụ. Thời điểm xuống giống thích hợp nhất từ ngày 5-8 đến ngày 15-8. Đồng thời, bà con nên chọn những giống ngắn ngày, năng suất cao và có khả năng kháng sâu bệnh cao.

Đứng thứ 2 về sản lượng cung cấp cho thị trường thế giới nhưng cà phê Việt Nam lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng và tính bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 8 này, đoàn công tác gồm đại diện Cục Kinh tế hợp tác, Cục Trồng trọt và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ đi khảo sát tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng của nông dân như thông tin một số cơ quan thông tin đại chúng đăng tải thời gian qua

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, năm 2007 xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty CP Giống cây trồng Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn cho hơn 200 hộ nông dân thử nghiệm trồng ngô lai giống 8416 trên địa bàn ấp Tân Rú.

Cùng với tôm giống kém chất lượng, phân vân giữa chọn đối tượng tôm sú hoặc thẻ chân trắng, người nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau còn đối mặt với những khó khăn về hạ tầng, môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu vốn, dịch bệnh trên tôm hoành hành. Đó là nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.