Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt ở Triệu Phong

Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt ở Triệu Phong
Ngày đăng: 13/11/2015

Trong đó, mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng đã góp phần giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Sống ở vùng quê nông nghiệp thấp trũng, thường xuyên bị lũ lụt tàn phá, nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông Lê Công Minh, ở thôn Trung Kiên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong gặp nhiều khó khăn.

Ngoài việc sản xuất một ít diện tích lúa theo từng mùa vụ, quanh năm gia đình ông Minh tảo tần với gần 5 sào đất trồng các loại cây rau màu như khoai lang, sắn và ngô đậu các loại... nhưng hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp.

Năm 2011, thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của huyện, gia đình ông Minh đã chuyển toàn bộ 5 sào đất sang trồng cỏ để nuôi bò nhốt chuồng.

Từ mô hình trồng cỏ, hàng năm gia đình ông nuôi từ 12 - 15 con bò lai, đem lại thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng.

Ông Minh chia sẻ: “Việc trồng cỏ để nuôi bò đem lại lợi ích nhiều mặt.

Thứ nhất là đỡ mất công đi cắt cỏ, thứ hai là bảo đảm được nguồn cỏ sạch và chất lượng.

Hơn nữa cỏ khi trồng tốt rồi thì thu hoạch cả năm, cứ cắt cuốn chiếu khoảng 15 ngày sau là có cỏ để cắt lại và hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại rất cao.

Gia đình tôi trồng gần 5 sào cỏ voi nhưng cũng bảo đảm nguồn thức ăn sạch cả năm cho gần 15 con bò nhốt chuồng...”.

Ngoài gia đình ông Minh, hiện trên địa bàn xã Triệu Thượng có 175 hộ tham gia mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng với hơn 20 ha.

Tổng số bò được người dân nuôi theo mô hình nhốt chuồng hơn 500 con.

Nhờ trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng nên nhiều hộ nông dân đã thoát được nghèo khó, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Hiện nay phong trào trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở huyện Triệu Phong phát triển khá mạnh.

Toàn huyện đã trồng được hơn 30 ha cỏ VA-06, có trên 350 hộ tham gia nuôi bò nhốt với hơn 2.000 con, tập trung ở các xã Triệu Thượng, Triệu Vân, Triệu Ái, Triệu Độ, Triệu Trạch và Triệu Phước...

Theo ước tính trung bình mỗi héc ta trồng cỏ kết hợp với nuôi bò nhốt chuồng sẽ đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Ông Trương Thế Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong cho biết: “Hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở Triệu Phong đang phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian tới chúng tôi tiếp tục nhân rộng và vận động người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò...

Hội Nông dân huyện sẽ tham mưu UBND huyện xây dựng đề án chuyên về mô hình bò nhốt và có chính sách hỗ trợ nhằm giúp người nuôi có điều kiện phát triển, qua đó từng bước lai hóa, nâng cao chất lượng đàn bò trên toàn huyện...”.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Niu Giống Mới Cao Nguyên Nâng Niu Giống Mới Cao Nguyên

Kết thúc năm 2014, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhiều phương diện, nhất là trong triển khai thực hiện các đề tài, dự án, mô hình khảo nghiệm và chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân. Thành công đó đến từ nỗ lực lớn của 26 cán bộ, nhân viên Trung tâm với trách nhiệm cao, tạo thêm nhiều giống mới trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

11/02/2015
Phố Cáo Giúp Người Dân No Ấm Phố Cáo Giúp Người Dân No Ấm

Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.

11/02/2015
Ổn Định Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Cao Nguyên Đá Ổn Định Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Cao Nguyên Đá

Năm 2014, huyện Đồng Văn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, với các biện pháp khắc phục kịp thời, sát với điều kiện tình hình thực tế, cùng với sự đồng thuận của người dân, huyện vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

11/02/2015
Điểm Sáng Bên Sông Đà Điểm Sáng Bên Sông Đà

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

11/02/2015
Cẩm Khê Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Lên Gần 770ha Cẩm Khê Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Lên Gần 770ha

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

11/02/2015