Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt ở Triệu Phong

Trong đó, mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng đã góp phần giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Sống ở vùng quê nông nghiệp thấp trũng, thường xuyên bị lũ lụt tàn phá, nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông Lê Công Minh, ở thôn Trung Kiên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong gặp nhiều khó khăn.
Ngoài việc sản xuất một ít diện tích lúa theo từng mùa vụ, quanh năm gia đình ông Minh tảo tần với gần 5 sào đất trồng các loại cây rau màu như khoai lang, sắn và ngô đậu các loại... nhưng hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp.
Năm 2011, thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của huyện, gia đình ông Minh đã chuyển toàn bộ 5 sào đất sang trồng cỏ để nuôi bò nhốt chuồng.
Từ mô hình trồng cỏ, hàng năm gia đình ông nuôi từ 12 - 15 con bò lai, đem lại thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng.
Ông Minh chia sẻ: “Việc trồng cỏ để nuôi bò đem lại lợi ích nhiều mặt.
Thứ nhất là đỡ mất công đi cắt cỏ, thứ hai là bảo đảm được nguồn cỏ sạch và chất lượng.
Hơn nữa cỏ khi trồng tốt rồi thì thu hoạch cả năm, cứ cắt cuốn chiếu khoảng 15 ngày sau là có cỏ để cắt lại và hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại rất cao.
Gia đình tôi trồng gần 5 sào cỏ voi nhưng cũng bảo đảm nguồn thức ăn sạch cả năm cho gần 15 con bò nhốt chuồng...”.
Ngoài gia đình ông Minh, hiện trên địa bàn xã Triệu Thượng có 175 hộ tham gia mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng với hơn 20 ha.
Tổng số bò được người dân nuôi theo mô hình nhốt chuồng hơn 500 con.
Nhờ trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng nên nhiều hộ nông dân đã thoát được nghèo khó, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hiện nay phong trào trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở huyện Triệu Phong phát triển khá mạnh.
Toàn huyện đã trồng được hơn 30 ha cỏ VA-06, có trên 350 hộ tham gia nuôi bò nhốt với hơn 2.000 con, tập trung ở các xã Triệu Thượng, Triệu Vân, Triệu Ái, Triệu Độ, Triệu Trạch và Triệu Phước...
Theo ước tính trung bình mỗi héc ta trồng cỏ kết hợp với nuôi bò nhốt chuồng sẽ đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Ông Trương Thế Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong cho biết: “Hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng ở Triệu Phong đang phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian tới chúng tôi tiếp tục nhân rộng và vận động người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò...
Hội Nông dân huyện sẽ tham mưu UBND huyện xây dựng đề án chuyên về mô hình bò nhốt và có chính sách hỗ trợ nhằm giúp người nuôi có điều kiện phát triển, qua đó từng bước lai hóa, nâng cao chất lượng đàn bò trên toàn huyện...”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Ninh Sơn đã triển khai nhiều mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, cũng như góp phần đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của địa phương.

Nhằm giúp bà con Raglai vùng cao từng bước tiếp cận với tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong sản xuất, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng mô hình “Thâm canh lúa nước”.

Cây Neem được trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận vào năm 1995, cho khả năng chịu hạn và sinh trưởng tốt hơn hẳn các loại cây đã trồng như keo lá tràm, phi lao, bạch đàn…

Cầu Gãy, Đá Hang là 2 thôn thuộc diện nghèo nhất của xã Vĩnh Hải, cũng như huyện Ninh Hải. Để ổn định đời sống, cải thiện thu nhập cũng như hướng đến giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào nơi đây, nhiều chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện.

Vụ dưa hấu xuân- hè 2012, nông dân các xã Lâm Sơn, Lương Sơn, Quảng Sơn và thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) đã xuống giống 78 ha dưa hấu trái dài Trang Nông 386, đây là loại dưa hấu đạt mẫu mã, phẩm cấp và năng suất vượt trội.