Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bình Phước

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bình Phước
Ngày đăng: 26/03/2013

Tại Bình Phước, anh Nguyễn Lê Dũng ở ấp 1, Lộc Thiện, Lộc Ninh là người đã nuôi heo hơn 10 năm. Tuy nhiên anh mới bắt đầu áp dụng chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái được 2 năm. 
Lúc đầu anh áp dụng nuôi heo trên đệm lót sinh thái Balasa No 1 trong 4 ô, mỗi ô chuồng 20 m2 nuôi 20 con heo thịt. Sau khi thành công, anh mở rộng áp dụng cho toàn bộ trại. Hiện, trại heo của anh có 250 heo thịt. Đây đã là lứa thứ 8 liên tiếp anh nuôi heo theo công nghệ mới này. 
Khi áp dụng mô hình chăn nuôi này, anh Dũng rất tâm đắc với những ưu điểm nối bật như: (1) Hầu như không còn mùi hôi thối từ trại heo mà trước đó là nỗi ám ảnh nhất đối với bà con lối xóm; (2) Giảm 50 - 70% nhân công vì không phải tắm và rửa chuồng cho heo như trước. Thời gian trước đó anh phải sử dụng ít nhất từ 2 - 3 công nhân, nhưng hiện nay anh chỉ sử dụng 1 công nhân chăm sóc đàn heo; (3) Giảm 70% tiền điện.

So với trước anh phải trả khoảng 1,5 tr đồng/tháng nhưng nay chỉ phải trả 400.000 đồng/tháng; (4) Không phải làm nền chuồng, điều này giảm chi phí đầu tư trong nuôi heo vì mỗi m2 chuồng heo bằng bê tông tốn khoảng 200 - 300 nghìn đồng; (5) Rút ngắn thời gian nuôi từ 10-15 ngày nuôi để heo đạt 100 kg. Với giống heo hiện tại anh chỉ cần nuôi 140 - 145 ngày kể từ sơ sinh là đã đạt bình quân 100 kg thay vì trước kia phải nuôi 155 – 160 ngày.

Mặt khác nuôi heo theo phương pháp này còn giảm chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Đặc biệt heo nuôi trên nền đệm lót sinh thái không bị tiêu chảy khi tách mẹ, không bị bệnh đường hô hấp - bệnh xảy ra phổ biến khi nuôi heo trên nền xi măng thông thường, heo không bị bệnh ngoài da - bệnh này thường xảy ra khi heo được 50 kg trở lên và thường rất khó bán những con heo bị bệnh này; (6) Thu thêm nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng vì chúng đã qua phân hủy, xử lý. Sau khoảng 2 năm nuôi, anh làm lại đệm lót, phân đóng bao khoảng 25 kg/bao và được bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/bao.


Có thể bạn quan tâm

Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín

Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007 anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.

23/02/2014
Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa)

Xây dựng thương hiệu cho nông sản trong nước là bài toán được đặt ra từ bao lâu nay của nhiều địa phương. Tại Khánh Hòa, sầu riêng Khánh Sơn là thương hiệu nông sản đầu tiên được xây dựng thành công, góp phần đưa nông sản địa phương vào hệ thống phân phối của các siêu thị và đến với nhiều tỉnh thành khác.

21/03/2014
Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La

“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.

23/02/2014
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Gặt Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Gặt Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì một số người dân ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình của tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt”.

21/03/2014
Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau

Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…

23/02/2014