Hiệu Quả Từ Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa

“Ruộng lúa bờ hoa” là cách gọi dân dã của nông dân xã An Nhứt, huyện Long Điền khi nói về mô hình trồng lúa theo Chương trình “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong việc quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên cây lúa”. Mục đích của việc trồng hoa là thu hút thiên địch ký sinh và ăn mồi đến cư ngụ, chúng sẽ trực tiếp tấn công các loài sâu rầy hại lúa mà không cần phun thuốc hóa học.
Qua áp dụng thử nghiệm trên diện tích 10ha tại HTX An Nhứt, huyện Long Điền, cho thấy mô hình rất dễ thực hiện, hoa được trồng trên bờ chủ yếu là những loài cây có hoa, có mật ngọt, hương thơm, màu sắc sặc sỡ như: trâm ổi, sao nhái, lạc dại, mè, đậu bắp, đậu xanh... Đây đều là những giống cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và cho nhiều hoa.
Sau 2 vụ triển khai, tại những diện tích trồng lúa ứng dụng mô hình này, các loại sâu bệnh, nhất là rầy nâu gây bệnh vàng lá, lùn xoắn lá giảm rõ rệt, nông dân giảm được 4 đến 5 lần phun thuốc trừ rầy và sâu cuốn lá nhưng lại đạt năng suất cao từ 5- 6 tấn/ha.
Bà Trần Thị Hiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Ở hai vụ lúa, những cánh đồng thực hiện mô hình ruộng lúa bờ hoa đều không phải sử dụng thuốc trừ sâu rầy nào hết. Nếu những cánh đồng không thực hiện mô hình thì bà con vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.”
Song song với việc giảm được sâu bệnh, việc ứng dụng công nghệ sinh thái còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ruộng thông thường khoảng 800 ngàn đồng/ha/vụ, chủ yếu là do nông dân giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Việc trồng hoa trên bờ ruộng đã tạo được một hệ sinh thái ruộng lúa khỏe mạnh giúp dẫn dụ được thiên địch, tạo sự cân bằng cho hệ sinh thái lúa. Từ kết quả khả quan đạt được, trong vụ hè thu sắp tới, việc áp dụng mô hình sẽ rộng rãi hơn tại các địa phương trong tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu.
Với các nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, việc ứng dụng công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa theo mô hình "ruộng lúa, bờ hoa" này đã có từ lâu và bí quyết thành công tùy thuộc vào yếu tố hưởng ứng tham gia của cộng đồng vì khi triển khai mô hình đòi hỏi phải áp dụng trên một diện tích rộng, toàn bộ nông dân phải tham gia. Mô hình áp dụng tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là bước đột phá mới trong việc giúp nông dân áp dụng công nghệ sinh học trên đồng ruộng, tạo sự thân thiện với môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh đốm trắng đang có chiều hướng lan rộng trên cây thanh long ở Bình Thuận, vì thế không ít nhà vườn bị thất thu, dù giá trái cao hơn mọi năm.

Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.

Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.