Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Rừng Neem Phòng Hộ Ven Biển

Hiệu Quả Từ Mô Hình Rừng Neem Phòng Hộ Ven Biển
Ngày đăng: 30/07/2013

Cây Neem được trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận vào năm 1995, cho khả năng chịu hạn và sinh trưởng tốt hơn hẳn các loại cây đã trồng như keo lá tràm, phi lao, bạch đàn…

Năm 1997, ngành nông nghiệp tỉnh ta nhập 100 kg hạt giống từ Ấn Độ và 50 kg từ Sénégal (châu Phi) để gieo ươm và tổ chức trồng tập trung với quy mô 60 ha tại xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước. Sau ba năm trồng thử nghiệm, rừng Neem sinh trưởng, phát triển tốt và ngành nông nghiệp tỉnh ta đã đưa cây Neem vào trồng rừng phòng hộ ven biển huyện Ninh Phước (PHVBNP).

Ban Quản lý rừng PHVBNP là đơn vị đầu tiên ươm và trồng thử nghiệm cây Neem. Từ thành công 60 ha rừng Neem ven biển ban đầu, Ban Quản lý rừng PHVBNP đã sử dụng hạt cây thu được để gieo ươm, trồng phân tán với 1.297 ha. Qua hơn 10 năm thực hiện, cây Neem đã góp phần bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, hạn chế nạn phá rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa có khả năng tái sinh, từng bước phục hồi rừng, tăng độ che phủ từ 18,1% (năm 1996) lên 31,6% vào năm 2008.

Các vùng đất trống đồi núi trọc được phủ xanh, góp phần hạn chế nguy cơ sa mạc hoá, phát huy khả năng rừng phòng hộ ven biển, tăng lượng nước ngầm trong một số khu vực, giải quyết nhu cầu cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.

Đối với việc trồng cây phân tán trên địa bàn huyện Ninh Phước và Thuận Nam, một số nơi đã tạo được bóng mát xanh tươi, cảnh quan xanh- sạch- đẹp trong trường học, công sở, dọc các tuyến đường liên thôn, xã và trong khuôn viên của mỗi gia đình. Từ năm 2006 đến nay, Ban Quản lý rừng PHVBNP giúp nhân dân huyện Ninh Phước và Thuận Nam trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán là cây Trôm và cây Neem, tìm thị trường tiêu thụ được 6.500 kg mủ trôm, 220 tấn hạt và 200 tấn lá Neem, đạt giá trị 6,7 tỷ đồng.

Từ năm 2003, khi rừng trồng cây Neem được đầu tư nghiên cứu đưa vào chuyển hoá thành rừng giống, mỗi năm đơn vị cung cấp từ 5.000 - 7.000 kg hạt giống Neem cho các đơn vị lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh, đáp ứng một phần cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ.

Thông qua trồng rừng cây Neem cho thu nhập từ nhân công trồng rừng, từ lâm sản phụ là lá và hạt Neem đã làm thay đổi nhận thức của một số cấp chính quyền và người dân, đặc biệt là riêng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tích cực trong việc xoá đói, giảm nghèo ổn định sản xuất và đời sống ở các vùng nông thôn.

Đặc biệt, thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Ban Quản lý rừng PHVBNP làm chủ Dự án đã làm thay đổi cơ bản đời sống nhân dân thôn Phước Lập, xã Phước Nam. 70% đến 80% hộ tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng, đã mang lại hiệu quả rất thiết thực từ hộ nghèo lên hộ đủ ăn và có tích lũy, 30% hộ xây được nhà ngói mới, 60% hộ mua được gia súc như: cừu, bò chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình.

Rừng Neem ven biển Ninh Phước còn là nơi thu hút được các nhà khoa học, nghiên cứu sinh, sinh viên,… về nghiên cứu kỹ thuật và kinh tế cây Neem. Từ năm 1998 đến năm 2010 đã có 16 sinh viên từ các trường đại học về làm đề tài tốt nghiệp, 3 thạc sĩ và 1 tiến sĩ làm đề tài nghiên cứu khoa học về cây Neem. Ngoài ra từ năm 1999 đến nay, có 120 đoàn trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu mô hình trồng rừng cây Neem, để xây dựng đề tài ứng dụng vào sản xuất.

Qua đó có 3 đề tài cấp tỉnh và 2 đề tài cấp bộ, nghiên cứu về việc nghiên cứu chiết xuất các sản phẩm từ cây Neem, nhằm ứng dụng cho nông nghiệp công nghệ cao để phục vụ sản xuất. Rừng Neem phát triển cho hoa và trái chín mọng đã thu hút các loài chim, ong về sinh sống, làm tăng tính đa dạng sinh học trong khu vực, góp phần tiêu diệt được thiên địch gây hại cho nông nghiệp.

Đơn vị xây dựng được rừng giống cây Neem, có diện tích 50 ha, đây là rừng giống Neem đầu tiên và duy nhất trong cả nước cung cấp giống phục vụ trồng rừng. Rừng giống Neem Ninh Thuận được bổ sung vào tập đoàn cây chịu hạn của ngành lâm nghiệp Việt Nam, phục vụ cho chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc trên cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

22/05/2014
Trồng Điều Trồng Điều "Kiểu Mới"

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

20/06/2014
Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

22/05/2014
Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.

20/06/2014
Phập Phồng Giá Trứng Gia Cầm Phập Phồng Giá Trứng Gia Cầm

Vụ biểu tình quá khích vừa rồi ở Bình Dương và một số tỉnh ĐNB đã có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản, nhất là trứng gia cầm.

22/05/2014