Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trồng Xen Canh Tại Huyện Lấp Vò

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trồng Xen Canh Tại Huyện Lấp Vò
Ngày đăng: 15/11/2014

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt và chăn nuôi đã giúp nhiều nông dân huyện Lấp Vò tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Điển hình như hộ ông Phạm Quang Tuyến ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung với mô hình nuôi cá lóc, cá thác lác cườm kết hợp trồng xen canh mít thái trên bờ ao đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua thử nghiệm nhiều mô hình kém hiệu quả, năm 2009 ông Phạm Quang Tuyến quyết định chọn mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp làm bước đi tiếp theo, mới đầu ông nuôi thử nghiệm 20 ngàn con, sau đó tăng lên 50 ngàn rồi 100 ngàn con.

Thấy có hiệu quả, năng suất cao, ông Tuyến tiếp tục mở rộng diện tích và số lượng, trung bình ông thả nuôi 170 ngàn con giống/4.000m2 đất, sau 5 - 6 tháng nuôi, trồng cho thu hoạch khoảng 60-70 tấn. Từ mô hình nuôi cá lóc thành công, ông Tuyến tiếp tục mài mò suy nghĩ và mở rộng nuôi thêm cá thác lác cườm kết hợp cá sặc rằn.

Năm nay nước lũ ít, nguồn lợi thủy sản tự nhiên khan hiếm nên giá bán khá cao, cá lóc có giá từ 41.000 - 46.000 đồng/kg, cá thác lác cườm từ 59.000 - 62.000 đồng/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá bán 65.000 đồng, mỗi đợt thu hoạch ông xuất ra thị trường hàng chục tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, ông còn tận dụng diện tích bờ ao trồng trên 1.000 gốc mít thái, giá bán hiện nay khoảng 6.000 đồng/kg, mỗi năm mỗi cây cho thu hoạch khoảng 100kg.

Mô hình nuôi trồng xen canh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện mùa vụ và nhu cầu thị trường. Thiết nghĩ, người nông dân cần biết chọn thời điểm và mô hình kinh tế phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế, tránh trường hợp nuôi trồng ồ ạt, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, sản phẩm xuất ra thị trường bị mất giá.

Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187B76/Hieu_qua_tu_mo_hinhnuoi_trong_xen_canh_tai_huyen_Lap_Vo.aspx


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

23/11/2013
Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

24/11/2013
Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

24/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

24/11/2013
Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

24/11/2013