Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trồng Xen Canh Tại Huyện Lấp Vò

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt và chăn nuôi đã giúp nhiều nông dân huyện Lấp Vò tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Điển hình như hộ ông Phạm Quang Tuyến ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung với mô hình nuôi cá lóc, cá thác lác cườm kết hợp trồng xen canh mít thái trên bờ ao đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua thử nghiệm nhiều mô hình kém hiệu quả, năm 2009 ông Phạm Quang Tuyến quyết định chọn mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp làm bước đi tiếp theo, mới đầu ông nuôi thử nghiệm 20 ngàn con, sau đó tăng lên 50 ngàn rồi 100 ngàn con.
Thấy có hiệu quả, năng suất cao, ông Tuyến tiếp tục mở rộng diện tích và số lượng, trung bình ông thả nuôi 170 ngàn con giống/4.000m2 đất, sau 5 - 6 tháng nuôi, trồng cho thu hoạch khoảng 60-70 tấn. Từ mô hình nuôi cá lóc thành công, ông Tuyến tiếp tục mài mò suy nghĩ và mở rộng nuôi thêm cá thác lác cườm kết hợp cá sặc rằn.
Năm nay nước lũ ít, nguồn lợi thủy sản tự nhiên khan hiếm nên giá bán khá cao, cá lóc có giá từ 41.000 - 46.000 đồng/kg, cá thác lác cườm từ 59.000 - 62.000 đồng/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá bán 65.000 đồng, mỗi đợt thu hoạch ông xuất ra thị trường hàng chục tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, ông còn tận dụng diện tích bờ ao trồng trên 1.000 gốc mít thái, giá bán hiện nay khoảng 6.000 đồng/kg, mỗi năm mỗi cây cho thu hoạch khoảng 100kg.
Mô hình nuôi trồng xen canh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện mùa vụ và nhu cầu thị trường. Thiết nghĩ, người nông dân cần biết chọn thời điểm và mô hình kinh tế phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế, tránh trường hợp nuôi trồng ồ ạt, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, sản phẩm xuất ra thị trường bị mất giá.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187B76/Hieu_qua_tu_mo_hinhnuoi_trong_xen_canh_tai_huyen_Lap_Vo.aspx
Có thể bạn quan tâm

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.