Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Tượng Sơn

Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.
Với quy mô diện tích 0,5 ha. Số lượng giống thả 20 vạn con (mật độ 40 con/m²). Sau 79 ngày thả nuôi kích cỡ đạt 65 con/kg anh tiến hành thu hoạch. Năng suất đạt 6 tấn/ha, giá bán 130 000 đồng/kg. Tổng thu 390 triệu đồng, trừ chi phí anh còn thu lãi trên 200 triệu đồng.
Theo anh Nguyễn Trọng Định, để nuôi tôm thành công thì người nuôi cần chú ý cải tạo ao đầm kỹ trước khi nuôi, bố trí hệ thống máy quạt nước hợp lý với mật độ tôm thả để cung cấp ô xy đủ trong quá trình nuôi, sử dụng men vi sinh trong suốt quá trình nuôi để cải thiện môi trường ao nuôi tốt, sau khi tôm thả nuôi được 20 ngày cần phải định kỳ bón vi sinh 1 lần/tuần. Để giảm thiểu các rủi ro các hộ nuôi cần phải chủ động được nhiên liệu như điện, xăng dầu, vôi.
Thành công của mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất có quạt nước, mật độ 40 con/m2 đã mở ra hướng đi mới hiệu quả cho nghề nuôi tôm ở xã Tượng Sơn nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Từ đó góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Có thể bạn quan tâm

Kết quả nghiên cứu gần đây của Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long so sánh hai cách cho cá tra ăn gián đoạn (gồm hai hình thức cho ăn là cho ăn liên tục 3 ngày ngưng 1 ngày, cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày) và cách cho ăn liên tục không nghỉ cho thấy, cá tra cho ăn theo hình thức cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày có những ưu điểm hơn hai cách kia.

Ông Nguyễn Văn Phích, ngụ ấp Tân Hưng, xã Tân Thới, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) vốn là cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn nhưng với quyết tâm vượt khó, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã giúp anh xây dựng nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi với chi phí gần 600 triệu đồng

Tại 2 huyện Bình Đại và Ba Tri, số nghêu chết chiếm tỷ lệ 80 - 90%, một số nơi mất trắng. Theo thống kê sơ bộ, tổng số nghêu chết trị giá hơn 300 tỷ đồng

Năm 2011, Trung tâm Thủy sản Lào Cai đã xây dựng kế hoạch sát đúng với tình hình thực tế của ngành, địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyên môn. Đặc biệt, trong sản xuất và cung ứng giống thủy sản

Cá Ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822), một loài cá da trơn có kích cỡ thương phẩm tương đối lớn, trung bình cá 2 năm tuổi có trọng lượng từ 2- 3 kg/con