Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thỏ Newzealand

Được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông TP. Yên Bái đã triển khai thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi giống thỏ Newzealand.
Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Trạm Khuyến nông thành phố đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống thỏ Newzealand theo quy trình của Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Ba Vì - Hà Nội; đồng thời, tuyển chọn mua được 40 con thỏ cái và 8 con thỏ đực, giao cho 4 hộ dân ở phường Yên Thịnh nuôi thực nghiệm. Sau 15 - 20 ngày, toàn bộ số thỏ cái đều có biểu hiện động dục và được đưa vào phối giống, tỷ lệ đậu thai đạt 100%, sau thời gian mang thai từ 30 - 31 ngày, 40 thỏ mẹ đẻ lứa 1 được 237 con, trong đó nuôi sống 226 con, đạt tỷ lệ 95,4%. Sau 10 ngày tuổi, thỏ con đạt trọng lượng trung bình 150g/con; sau 30 ngày nuôi đạt 450 - 500g/con.
Sau đẻ 15 ngày, toàn bộ số thỏ cái lại động dục trở lại và được đưa vào phối giống lần 2, kết quả đậu thai 100%; đã có 16 thỏ mẹ đẻ lứa 2 được 99 con. Đàn thỏ con sinh trưởng, phát triển tốt, không mắc bệnh.
Qua quá trình theo dõi, Trạm Khuyến nông TP. Yên Bái khẳng định, đây là mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Giống thỏ này mỗi lứa đẻ 6-7con, mỗi năm đẻ 7-8 lứa, khoảng 40 con/năm, sau 3 tháng nuôi mỗi con đạt trong lượng trung bình từ 2,8 - 3kg, như vậy mỗi năm một thỏ mẹ có thể sản xuất được khoảng 110 - 120kg thịt hơi, với giá bán khoảng 60.000 đồng/kg thì người nuôi thu được trên 6,6 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 5,7 triệu đồng
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân 2014-2015, khi cuối mùa đi đến đâu cũng thấy có nhiều ruộng lúa chín vàng rất đẹp khiến cho nhiều người cứ tưởng đây là vụ lúa được mùa bội thu, nhưng tính ra sản lượng lại không đạt.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tiền đề quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà mục tiêu trước mắt là thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Trên cơ sở khảo sát về nhu cầu học nghề của người dân, những năm qua tỉnh đã có kế hoạch đào tạo nghề cụ thể, hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động nông thôn.

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

Trước thực trạng lây lan bệnh lở mồm long móng từ bò của các chương trình, dự án sau khi hỗ trợ cho hộ có hoàn cảnh khó khăn đã sang bò địa phương ở một số nơi thời gian qua, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã có buổi làm việc với đơn vị liên quan, nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo số 1996/UBND-KTN ngày 18-5 về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.