Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm

Là địa phương ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” cho bà con, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống.
Mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” ở xã Thanh Hải được triển khai từ năm 2007, có 25 hộ tham gia, trên 100 lồng với khoảng 10 triệu con ốc hương. Trong quá trình triển khai, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm, tổ chức tham quan mô hình thực tế để bà con học tập kinh nghiệm.
Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho các hộ nuôi vay vốn thông qua các dự án phát triển sản xuất hàng năm của huyện. Qua các vụ thu hoạch, sản lượng ốc hương đạt trên 6,7 tấn/năm.
Anh Võ Tưởng, thôn Mỹ Tân 2, tham gia thực hiện mô hình cho biết: Gia đình tôi thả nuôi 3 lồng ốc hương, với hơn 70 vạn con. Do được hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc kỹ lưỡng ốc hương phát triển tốt, ít bị bệnh. Sau khi thu hoạch, gia đình thu lãi được gần 80 triệu đồng/năm.
Cùng chung niềm vui, anh Dương Văn Minh, ở thôn Mỹ Tân 2 tham gia mô hình chia sẻ: Mỗi một vụ gia đình tôi thả nuôi khoảng 1 triệu con ốc hương giống cho 4 lồng với tổng số tiền đầu tư hơn 100 triệu đồng. Ốc phát triển tốt cho năng suất đạt trung bình là 180 con/kg, với giá bán từ 170.000-210.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi được gần 100 triệu đồng/năm.
Theo anh Minh, ốc hương chủ yếu ăn tôm, cá, ghẹ..., mỗi ngày chỉ cần cho ốc ăn một lần vào sáng sớm lúc thủy triều xuống. Trước khi cho ốc ăn, cần dọn vệ sinh khu vực nuôi để loại bỏ xác thức ăn thừa ra ngoài. Trong quá trình nuôi thấy ốc bị dịch bệnh thì phải xử lý môi trường nuôi, thường xuyên bổ sung các chất bổ dưỡng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng thì ốc phát triển tốt và đạt hiệu quả cao.
Anh Lê Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hải cho biết: Từ hiệu quả của mô hình, đến nay toàn xã đã có 47 hộ nuôi, với 140 lồng ốc hương (khoảng 12 triệu con). Để mô hình phát triển theo hướng bền vững, trong thời gian tới địa phương có chủ trương quy hoạch vùng nuôi thủy sản, mở thêm các lớp tập huấn để người nuôi nắm bắt được các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho ốc; tạo điều kiện cho người dân vay vốn để mở rộng thêm diện tích nuôi nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài việc cung cấp cho thị trường nội địa thông qua hệ thống siêu thị Co.opmart, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Anh Đào Co.op) vừa đưa thành công 2 container rau xà lách Mỹ sản xuất tại Đà Lạt sang Hàn Quốc với giá trên 1 đô la Mỹ/kg, cao hơn thị trường nội địa 15%.

Với gần 24.000 ha, cây ngô đang là một trong những cây chủ lực trong kinh tế nông nghiệp của huyện Sông Mã - Sơn La, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Với đặc điểm thời tiết nắng nóng, về mùa hè, các loại rau ôn đới như su hào, cải bắp, súp lơ, các loại cải… trên thị trường Hà Nội trở nên khan hiếm, có cầu mà không có cung.

Theo nhận định của một số thương gia, nhiều khả năng trong vài tuần tới, Trung Quốc có thể lại cho buôn bán gạo qua đường tiểu ngạch, qua đó hỗ trợ thêm cho giá lúa gạo ở ĐBSCL.

Cơ cấu giống vụ này, giống lúa Jasmine 85 chiếm tỷ lệ 3,1%, giống lúa IR 50404 chiếm tỷ lệ 25,9% (giống lúa chất lượng thấp này giảm 3,9% so với cùng kỳ 2013) và còn lại là giống lúa chất lượng cao (OM 4218, OM 5451...) chiếm tỷ lệ trên 70%.