Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn không bùn

Một góc trang trại nuôi lươn và lươn nuôi của anh Lê Văn Hoàng.
Vốn có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, sau một thời gian nghiên cứu, được Trung tâm Giống thủy sản tỉnh hỗ trợ con giống, anh Lê Văn Hoàng đã triển khai thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xây lót gạch chống thấm.
Anh đã đầu tư trên 100 triệu đồng xây dựng trang trại nuôi lươn gồm 14 hồ nuôi song đôi khá quy mô, bài bản.
Mỗi hồ có diện tích 4 - 6m2, tất cả các mặt hông và nền đều lót gạch chống thấm, có đầy đủ hệ thống bơm, xả nước cho từng hồ nuôi.
Cùng với đó, một hồ nuôi cá trê diện tích 10m2 được bố trí thấp hơn nằm ở phía cuối trại để thải nước và thức ăn thừa của lươn cho cá trê, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tăng thu nhập.
Đến tháng 2.2015, sau khi anh Hoàng xây dựng xong hệ thống chuồng trại, Trung tâm Giống thủy sản đã hỗ trợ cho anh 1.500 con lươn giống cấp 2, tương đương 40kg, để thực hiện thí điểm mô hình nuôi lươn không bùn.
Sau gần 6 tháng nuôi, lươn trong mô hình phát triển tốt, trọng lượng bình quân 200 - 250g/con, tỉ lệ sống trên 97%, sản lượng gần 350kg lươn thương phẩm.
Với giá bán hiện nay từ 130 - 140 ngàn đồng/kg, anh thu gần 50 triệu đồng, trừ chi phí có lãi khoảng 40 triệu đồng.
Cùng thời gian trên, anh còn nhập thêm 250kg lươn giống từ huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) về thả nuôi theo phương thức “gối đầu” và rất thành công với cách làm này.
Từ khi bước vào nuôi đến nay anh đã xuất bán gần 700kg lươn thương phẩm.
Anh Hoàng cho biết: “Chỉ sợ không có lươn mà bán chứ có bao nhiêu thì đầu mối cũng thu nhận hết”.
Theo anh Hoàng, chọn giống chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi.
Lươn giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát.
Mỗi ngày cho lươn ăn một lần, thức ăn cho lươn 3 - 4 tháng tuổi là cá, ốc xay nhỏ; lươn từ 15 ngày đến 1 tháng tuổi tốt nhất là trùn quế.
Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện các cá thể lươn bị bệnh để tách riêng xử lý.
Để lươn có màu đẹp, hồ nuôi nên lót gạch màu da cam thì lươn sẽ hấp thu màu vàng ươm, trông hấp dẫn, rất dễ bán.
Do được liên tục thả nuôi nên từ trước đến nay, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nếu không xảy ra sự cố, anh Hoàng sẽ có trên 1.500kg lươn thương phẩm xuất bán ra thị trường Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên.
“Ngoài việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào thực tế, tìm kiếm đầu ra ổn định, cũng cần phải quan tâm đến thời điểm xuất bán khi nào là “cháy hàng” nhất, để nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm của mình” - anh Hoàng chia sẻ thêm.
Có thể bạn quan tâm

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.