Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn không bùn

Một góc trang trại nuôi lươn và lươn nuôi của anh Lê Văn Hoàng.
Vốn có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, sau một thời gian nghiên cứu, được Trung tâm Giống thủy sản tỉnh hỗ trợ con giống, anh Lê Văn Hoàng đã triển khai thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xây lót gạch chống thấm.
Anh đã đầu tư trên 100 triệu đồng xây dựng trang trại nuôi lươn gồm 14 hồ nuôi song đôi khá quy mô, bài bản.
Mỗi hồ có diện tích 4 - 6m2, tất cả các mặt hông và nền đều lót gạch chống thấm, có đầy đủ hệ thống bơm, xả nước cho từng hồ nuôi.
Cùng với đó, một hồ nuôi cá trê diện tích 10m2 được bố trí thấp hơn nằm ở phía cuối trại để thải nước và thức ăn thừa của lươn cho cá trê, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tăng thu nhập.
Đến tháng 2.2015, sau khi anh Hoàng xây dựng xong hệ thống chuồng trại, Trung tâm Giống thủy sản đã hỗ trợ cho anh 1.500 con lươn giống cấp 2, tương đương 40kg, để thực hiện thí điểm mô hình nuôi lươn không bùn.
Sau gần 6 tháng nuôi, lươn trong mô hình phát triển tốt, trọng lượng bình quân 200 - 250g/con, tỉ lệ sống trên 97%, sản lượng gần 350kg lươn thương phẩm.
Với giá bán hiện nay từ 130 - 140 ngàn đồng/kg, anh thu gần 50 triệu đồng, trừ chi phí có lãi khoảng 40 triệu đồng.
Cùng thời gian trên, anh còn nhập thêm 250kg lươn giống từ huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) về thả nuôi theo phương thức “gối đầu” và rất thành công với cách làm này.
Từ khi bước vào nuôi đến nay anh đã xuất bán gần 700kg lươn thương phẩm.
Anh Hoàng cho biết: “Chỉ sợ không có lươn mà bán chứ có bao nhiêu thì đầu mối cũng thu nhận hết”.
Theo anh Hoàng, chọn giống chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi.
Lươn giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát.
Mỗi ngày cho lươn ăn một lần, thức ăn cho lươn 3 - 4 tháng tuổi là cá, ốc xay nhỏ; lươn từ 15 ngày đến 1 tháng tuổi tốt nhất là trùn quế.
Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện các cá thể lươn bị bệnh để tách riêng xử lý.
Để lươn có màu đẹp, hồ nuôi nên lót gạch màu da cam thì lươn sẽ hấp thu màu vàng ươm, trông hấp dẫn, rất dễ bán.
Do được liên tục thả nuôi nên từ trước đến nay, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nếu không xảy ra sự cố, anh Hoàng sẽ có trên 1.500kg lươn thương phẩm xuất bán ra thị trường Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên.
“Ngoài việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào thực tế, tìm kiếm đầu ra ổn định, cũng cần phải quan tâm đến thời điểm xuất bán khi nào là “cháy hàng” nhất, để nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm của mình” - anh Hoàng chia sẻ thêm.
Có thể bạn quan tâm

Ông cho biết, năm 2013, gia đình ông thu hoạch được khoảng 3 tấn củ tươi/sào, thì năm 2014 chỉ được gần 1,5 tấn, với lượng tinh bột khoảng 20kg/tạ. Bên cạnh đó, giá bán cũng thấp hơn nhiều so vụ trước từ 7.000 – 8.000đ/kg củ tươi (năm 2013 khoảng 15 – 17 ngàn đồng/kg). Giá tinh bột sau khi chế biến 80 ngàn đồng/kg (giảm 10% so năm 2013). Vì thế, người trồng sắn dây đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nặng.

Dự báo lượng gạo tiêu dùng trên toàn thế giới trong năm nay đạt khoảng 500 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2014 và lượng tiêu thụ theo đầu người cũng tăng lên tới 57,5kg. Điều này dẫn tới lượng gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn.

Ông Tư Tân, chủ tàu câu mực ở Sông Đốc nói: "Giá dầu giảm liên tục trong mấy tháng qua, từ mức 22.000đ/lít xuống 16.580đ/lít như hiện nay, ngư dân hưởng lợi nhiều lắm. Trước đây, với tàu câu mực loại nhỏ của tôi chi phí cho một chuyến biển từ 50-55 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.000 lít dầu, nhớt, nước đá và lương thực, thực phẩm cho ngư phủ.

Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.

Tương tự, trang trại chuyên trồng địa lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp, phường 7) có khoảng 20.000 chậu địa lan các loại nhưng hiện, nhiều chậu đã nở hoa từ hơn một tháng qua khiến chủ vườn đứng ngồi không yên.