Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Hươu, Nai Lấy Nhung

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Hươu, Nai Lấy Nhung
Ngày đăng: 04/01/2014

Hươu, nai là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc bán nhung, kèm theo bán con giống.

Đồng thời, người nuôi được hỗ trợ con giống từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung của người dân thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn).

Ông Võ Văn Hạnh, nông dân khóm Thanh Lương, là người nuôi nai lâu năm ở thị trấn Ba Chúc. Hơn 10 năm trước, ông Hạnh là bộ đội xuất ngũ, nhà nghèo, không đất canh tác, phải đi mót lúa sống qua ngày.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho gia đình ông mượn 2 con nai giống bố mẹ về nuôi, đến khi được 2 con giống con thì trả lại để tiếp tục cho những hộ khác mượn. Hiện tại, chuồng nai của ông Hạnh có 10 con, trong đó, có 2 con nai cổ (nai đực) cho nhung, 4 con nai nái và 4 con nai con. Theo ông Hạnh, nai rất dễ nuôi, ít bị bệnh và rất dễ ăn.

Thức ăn của chúng là tất cả loại cây cỏ, rau, củ, quả. Hằng ngày, ông Hạnh thường đến chợ và gom những phụ phẩm ở chợ đem về cho ăn, nhưng chúng vẫn thích nhất là cỏ. Một ngày chỉ cần cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. “Vào mùa khô, không có cỏ thì có thể cắt thêm cây chuối cho ăn.

Nai rất thích uống nước có pha thêm ít muối, nếu hôm nào bận quá, không đi cắt cỏ được thì mua cám pha với nước cho uống vẫn được, nó dễ nuôi là như vậy” - ông Hạnh chia sẻ. Bên cạnh đó, chuồng trại cũng không quá phức tạp, nền tráng xi măng, đóng cây, ở trên giăng lưới B40 và giăng lưới để tránh ruồi, vì ruồi vào chuồng nai sẽ bị xù lông.

Theo ông Hạnh, khi chuẩn bị cắt nhung có thể cho ăn bổ sung thêm bắp, bí đỏ để chất lượng nhung khi cắt được tốt hơn. Nhung nai, hươu rất được thị trường ưa chuộng, và lúc nào cũng ở vào tình trạng “cung không đủ cầu”. Nhung nai 15 triệu đồng/kg, nhung hươu 16 triệu đồng/kg. Đồng thời, lợi nhuận từ việc bán con giống cũng rất đáng kể. Nai giống nuôi 1 năm tuổi được bán với giá 30 triệu đồng/con.

Ông Hạnh cho biết: “Trong thời gian 10 tháng, nai sẽ cho nhung một lần, hai tháng cuối sẽ là thời gian nhung được mọc ra và phát triển nhanh nhất, có thể cho từ 1,8 – 2,2kg nhung/con. Nếu cho nai ăn đầy đủ thì có thể cho nhung đến 18 năm”. Từ ngày nai đẻ đến lúc cho nhung lần đầu tiên là 18 tháng, được gọi là nhung sữa, cắt được khoảng 200gr nhung, nếu không cắt, nhung sẽ tự rụng và mọc nhung khác.

Ông Hạnh tâm sự: “Lúc đầu, được tổ chức đi học hỏi kinh nghiệm ở Đắk Lắk về cách nuôi, làm chuồng trại, từ đó mình mới biết đường nuôi, rồi nuôi từ từ cũng rút tỉa kinh nghiệm cho bản thân. Mấy năm đầu vì mới nuôi và không có đất canh tác nên cuộc sống chật vật, khó khăn, giờ nhờ có thu nhập từ việc bán con giống, nhung nên cuộc sống gia đình cũng thoải mái”.

Ông Huỳnh Văn Hải (khóm An Hòa A), thuộc diện hộ trồng rừng trên núi Dài, nên Chi cục Kiểm lâm cho mượn 2 con hươu giống bố mẹ về nuôi, sau 3 năm đàn đã tăng lên 5 con. Hươu cũng giống như nai rất dễ nuôi, chỉ ăn cỏ và những phụ phẩm được lấy từ chợ, đồng thời sức đề kháng cao, rất ít bệnh, dễ chăm sóc. Ông Hải cho biết, khi hươu được cho ăn đầy đủ thì có thể cắt nhung được hai lần trong năm và có thể cho nhung đến 15 năm.

Khoảng 4 tháng sau khi cắt nhung, chỗ vết cắt nhung lần trước sẽ tách ra khoảng 40 ngày sau là phát triển rất nhanh chóng và có thể cắt nhung non, mỗi lần cắt được từ 500gr – 700gr/con. Ông Hải chia sẻ: “Chất lượng nhung non tốt hơn và 15 ngày sau sau khi cắt có thể tiến hành cắt thêm một lần nhung trét, được khoảng từ 150gr – 200gr/con”.

Khi hươu bắt đầu cho nhung, muốn chất lượng nhung tốt hơn thì tăng thêm lần ăn, có thể cho ăn giặm thêm ban đêm. Ông Hải cho biết: “Đợt này, nếu 3 con hươu cái đang nuôi sinh ra được hươu đực thì rất tốt vì vừa bán được nhung vừa bán được con giống, chứ giờ toàn hươu cái vừa không có nhung, con giống chỉ bán được khi đủ cặp cái và đực”. Đây cũng là điều trăn trở của ông Hải và những hộ nuôi hươu xung quanh, vì hươu đa phần sinh con cái nên rất khó trong việc bán giống và thu hoạch nhung.

Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: “Hiện nay, ở tỉnh vẫn còn duy trì mô hình nuôi hươu, nai nhưng diện tích ngày càng thu hẹp do người dân chưa nhận thức được giá trị kinh tế của vật nuôi. Vì mỗi năm chỉ thu hoạch 1 đến 2 lần nên những gia đình không có đất canh tác gặp nhiều khó khăn trong trang trải cuộc sống”.


Có thể bạn quan tâm

Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc

Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.

17/09/2014
Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa

1 kg cá ngừ đại dượng đạt tiêu chuẩn bán ở thị trường Nhật Bản có thể gấp 5 lần so với giá nội địa. Tuy nhiên, thực tế ngư dân Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các quy trình câu, xử lý, bảo quản nên chất lượng chưa đạt, hiệu quả chưa cao.

17/09/2014
Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

17/09/2014
Chủ Động Bảo Vệ Cây Cao Su Trước Mùa Mưa Bão Chủ Động Bảo Vệ Cây Cao Su Trước Mùa Mưa Bão

Là người đã từng sở hữu gần 7 ha cao su, trong đó 6 ha đã cho thu hoạch, mỗi ngày ông Lê Quang Vinh, thôn Thuỷ Ba Tây, xã Vĩnh Thuỷ thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Nhờ cây cao su, gia đình ông Vinh và nhiều hộ dân khác ở vùng quê này có cuộc sống khấm khá, sung túc.

17/09/2014
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Việc áp dụng CNSH trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

17/09/2014