Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Giun Quế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Giun Quế
Ngày đăng: 23/01/2015

Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Sơn đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao giúp người dân thoát nghèo.

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.
Đầu năm 2014, từ nguồn vốn 10 triệu đồng được vay từ Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng cộng với số tiền 2 vợ chồng tích cóp được, anh Học đã về xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy để mua 6 tạ sinh khối giống giun quế với giá trị 18 triệu đồng về nuôi. Hiện nay, với tổng diện tích 60m2 chuồng nuôi đã đem lại nguồn thu đáng kể cho gia đình.
Riêng tiền bán giun giống anh đã thu về 45 triệu đồng. Giun còn được anh dùng làm thức ăn chính cho đàn gà, vịt; phế phẩm từ giun anh đem bón ruộng, bón cho cây chè, cây rau…  Điều quan trọng hơn thức ăn chính cho giun quế lại là các chất rác thải trong chăn nuôi như phân trâu, bò được anh thu gom về, xử lý ủ hoai mục, qua đó đã góp phần quan trọng làm sạch môi trường sống.
Anh Học tâm sự: Qua nuôi giun quế tôi thấy đã giải quyết được vấn đề rác thải của chăn nuôi, còn về hiệu quả kinh tế từ con giun cũng rất rõ rệt. Tôi nhận thấy mô hình nuôi giun này rất là hay, không tốn công chăm sóc, dễ làm và ai cũng có thể làm được.
Nhằm hỗ trợ các gia đình ở xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn tăng thu nhập một cách bền vững; tháng 11 năm 2011, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã triển khai dự án sinh kế bền vững thông qua phát triển kinh tế đa dạng và tiếp cận các dịch vụ thích hợp. Đến nay Câu lạc bộ đã có 105 hội viên chia thành 7 nhóm/8 khu dân cư với nhiều mô hình giúp người dân phát triển kinh tế như mô hình nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt; mô hình nuôi gà thả vườn...
Mô hình nuôi giun quế được Câu lạc bộ áp dụng cho các hội viên đầu năm 2014 với sự tham gia của 5 hộ gia đình. Đến thời điểm này, từ việc bán giun giống và sử dụng giun làm thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm các hộ đã thu lại tiền gốc, một số hộ đã có thu nhập nhờ nuôi giun. Nuôi giun quế phù hợp với điều kiện ở nông thôn vì ít bị rủi ro và ít có dịch bệnh.
Bà  Nguyễn Thị Thu Lan - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh cho biết: Trong thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng chính sách, Ngân hàng  Nông nghiệp hỗ trợ cho bà con vay vốn để đầu tư sản xuất; cùng nguồn vốn dự án phát triển nông thôn bền vững hỗ trợ 140 triệu chúng tôi sẽ tập trung đầu tư vào mô hình nuôi giun quế để  phát triển nhân rộng trong toàn xã.
Bước đầu việc nuôi giun đang phục vụ cho hoạt động chăn nuôi của bà con, sau khi mô hình được nhân rộng chúng tôi cũng sẽ có hướng liên kết với các nhà tiêu thụ sản phẩm để tìm kiếm đầu ra cho bà con.
Từ hiệu quả của con giun quế nói riêng cũng như các hoạt động của Dự án sinh kế cộng đồng nói chung, bước đầu đã tạo nền tảng  góp phần thay đổi nhận thức cũng như tập quán canh tác cũ của người dân; đồng thời cung cấp các dịch vụ công tốt hơn để từ đó tạo động lực giúp cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên “Mặt Trận” Phát Triển Kinh Tế Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên “Mặt Trận” Phát Triển Kinh Tế

Nhằm từng bước nâng cao đời sống của các hội viên, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Hội CCB các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 lượt hội viên.

23/07/2014
Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu

Sau bao năm vất vả, giờ đây thành công đã nở nụ cười với ông - đó là câu chuyện vượt khó làm giàu của cựu chiến binh (CCB) Lò Văn Ít ở bản Na Hát, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), người đang sở hữu một “cơ ngơi” khiến nhiều người trong bản phải ngưỡng mộ với mô hình VAC mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

23/07/2014
Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

23/07/2014
412 Ha Đạt Giá Trị 120 Triệu Đồng/ha/năm 412 Ha Đạt Giá Trị 120 Triệu Đồng/ha/năm

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhiều năm nay, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và đưa nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện xã có 412 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 260 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, 30 ha dưa chuột, hơn 10 ha ớt xuất khẩu...

08/12/2014
Nhiều Diện Tích Cây Cà Phê Bị Thiệt Hại Do Mưa Trái Mùa Nhiều Diện Tích Cây Cà Phê Bị Thiệt Hại Do Mưa Trái Mùa

Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.

08/12/2014