Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.
Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% chi phí mua cá giống (bao gồm cá rô phi đơn tính, cá chép, cá mè, cá trắm) và 50% chi phí mua thức ăn và vật tư khác. Trước khi cấp giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo hướng GAP cho các hộ nông dân tham gia và một số hộ nông dân quan tâm đến mô hình.
Ngày 10/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả đạt được của mô hình. Kết quả cho thấy, đàn cá sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp và nhanh thích nghi với điều kiện ao nuôi tại địa bàn. Trọng lượng trung bình của cá đạt 0,5 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80%, năng suất dự án đạt 8,5 tấn/ha. Sơ bộ hạch toán mô hình thu lãi trên 60 triệu/ha.
Ông Vũ Trường Sỹ, một trong những hộ nông dân tham gia mô hình tại thị trấn Tân Uyên cho biết: “Thực hiện nuôi ghép cá rô phi là chính theo hướng quy trình GAP không khó, người nông dân dễ nhận thức và áp dụng, lại kiểm soát được dịch bệnh nên đàn cá lớn rất nhanh.
Gia đình tôi được tham gia 600m2 ao. Ngoài các chi phí được Nhà nước hỗ trợ và gia đình đối ứng hết khoảng hơn 10 triệu đồng. Với năng suất hiện tại, gia đình ước thu được trên 22 triệu đồng.
Như vậy gia đình tôi còn được lãi gần 12 triệu đồng. Không những vậy, qua mô hình tôi đã biết cách theo dõi, ghi chép sổ sách và các biện pháp kỹ thuật để thực hiện nuôi cá đảm bảo theo hướng quy trình GAP, tạo ra được sản phẩm cá sạch, bán được giá hơn. Từ năm sau tôi sẽ tự đầu tư mở rộng để phát triển nuôi cá theo hướng GAP”.
Thông qua mô hình đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản cho bà con nông dân, đặc biệt là trong việc áp dụng quy trình GAP vào nuôi trồng thủy sản, mở ra hướng đi mới cho người nông dân, tập trung sản xuất thực phẩm có chất lượng cung cấp cho địa bàn tỉnh, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.