Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi
Ngày đăng: 23/10/2013

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% chi phí mua cá giống (bao gồm cá rô phi đơn tính, cá chép, cá mè, cá trắm) và 50% chi phí mua thức ăn và vật tư khác. Trước khi cấp giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo hướng GAP cho các hộ nông dân tham gia và một số hộ nông dân quan tâm đến mô hình.

Ngày 10/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả đạt được của mô hình. Kết quả cho thấy, đàn cá sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp và nhanh thích nghi với điều kiện ao nuôi tại địa bàn. Trọng lượng trung bình của cá đạt 0,5 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80%, năng suất dự án đạt 8,5 tấn/ha. Sơ bộ hạch toán mô hình thu lãi trên 60 triệu/ha.

Ông Vũ Trường Sỹ, một trong những hộ nông dân tham gia mô hình tại thị trấn Tân Uyên cho biết: “Thực hiện nuôi ghép cá rô phi là chính theo hướng quy trình GAP không khó, người nông dân dễ nhận thức và áp dụng, lại kiểm soát được dịch bệnh nên đàn cá lớn rất nhanh.

Gia đình tôi được tham gia 600m2 ao. Ngoài các chi phí được Nhà nước hỗ trợ và gia đình đối ứng hết khoảng hơn 10 triệu đồng. Với năng suất hiện tại, gia đình ước thu được trên 22 triệu đồng.

Như vậy gia đình tôi còn được lãi gần 12 triệu đồng. Không những vậy, qua mô hình tôi đã biết cách theo dõi, ghi chép sổ sách và các biện pháp kỹ thuật để thực hiện nuôi cá đảm bảo theo hướng quy trình GAP, tạo ra được sản phẩm cá sạch, bán được giá hơn. Từ năm sau tôi sẽ tự đầu tư mở rộng để phát triển nuôi cá theo hướng GAP”.

Thông qua mô hình đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản cho bà con nông dân, đặc biệt là trong việc áp dụng quy trình GAP vào nuôi trồng thủy sản, mở ra hướng đi mới cho người nông dân, tập trung sản xuất thực phẩm có chất lượng cung cấp cho địa bàn tỉnh, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Công nghệ laser san phẳng đồng ruộng Công nghệ laser san phẳng đồng ruộng

Dự án này do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng thực hiện từ nay đến giữa năm 2016. Đây là lần đầu tiên công nghệ laser san phẳng mặt ruộng được ứng dụng tại Hải Phòng.

06/10/2015
Khó tiếp cận vốn đóng tàu Khó tiếp cận vốn đóng tàu

Khi tiếp cận với những thủ tục vay vốn đóng mới tàu cá do gặp quá nhiều vướng mắc khiến nhiều ngư dân dù đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt danh sách đủ kiện vay vốn nhưng đã xin rút không tham gia nữa...

06/10/2015
Chăm sóc cam đường Canh thời kỳ kinh doanh Chăm sóc cam đường Canh thời kỳ kinh doanh

Cam đường Canh được trồng phổ biến ở nhiều vùng đất bãi ven sông ở Hà Nội. Nhìn chung, cây sinh trưởng khỏe, cao 3 - 3,5 m; ra hoa tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 11 - 12.

06/10/2015
Nuôi tôm ngoài quy hoạch Nuôi tôm ngoài quy hoạch

Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.

06/10/2015
Tiếp sức kinh tế trang trại Tiếp sức kinh tế trang trại

Nhờ có ưu thế về đất đai, lao động, tỉnh Bình Định phát triển khá mạnh kinh tế trang trại (KTTT). Tuy nhiên, qua nhiều năm phát triển, đã bộc lộ nhiều điểm yếu cần được khắc phục.

06/10/2015