Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi
Ngày đăng: 23/10/2013

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% chi phí mua cá giống (bao gồm cá rô phi đơn tính, cá chép, cá mè, cá trắm) và 50% chi phí mua thức ăn và vật tư khác. Trước khi cấp giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo hướng GAP cho các hộ nông dân tham gia và một số hộ nông dân quan tâm đến mô hình.

Ngày 10/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả đạt được của mô hình. Kết quả cho thấy, đàn cá sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp và nhanh thích nghi với điều kiện ao nuôi tại địa bàn. Trọng lượng trung bình của cá đạt 0,5 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80%, năng suất dự án đạt 8,5 tấn/ha. Sơ bộ hạch toán mô hình thu lãi trên 60 triệu/ha.

Ông Vũ Trường Sỹ, một trong những hộ nông dân tham gia mô hình tại thị trấn Tân Uyên cho biết: “Thực hiện nuôi ghép cá rô phi là chính theo hướng quy trình GAP không khó, người nông dân dễ nhận thức và áp dụng, lại kiểm soát được dịch bệnh nên đàn cá lớn rất nhanh.

Gia đình tôi được tham gia 600m2 ao. Ngoài các chi phí được Nhà nước hỗ trợ và gia đình đối ứng hết khoảng hơn 10 triệu đồng. Với năng suất hiện tại, gia đình ước thu được trên 22 triệu đồng.

Như vậy gia đình tôi còn được lãi gần 12 triệu đồng. Không những vậy, qua mô hình tôi đã biết cách theo dõi, ghi chép sổ sách và các biện pháp kỹ thuật để thực hiện nuôi cá đảm bảo theo hướng quy trình GAP, tạo ra được sản phẩm cá sạch, bán được giá hơn. Từ năm sau tôi sẽ tự đầu tư mở rộng để phát triển nuôi cá theo hướng GAP”.

Thông qua mô hình đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản cho bà con nông dân, đặc biệt là trong việc áp dụng quy trình GAP vào nuôi trồng thủy sản, mở ra hướng đi mới cho người nông dân, tập trung sản xuất thực phẩm có chất lượng cung cấp cho địa bàn tỉnh, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Gỡ Khó Cho Cây Khoai Tây Trên Đất Lúa Gỡ Khó Cho Cây Khoai Tây Trên Đất Lúa

Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất khoai tây vụ đông với diện tích luôn cao nhất cả nước, ổn định ở mức trên 3.000ha/năm. Khoai tây cũng được xác định là một trong 3 cây chủ lực trong vụ đông của Thái Bình, bên cạnh ngô, đậu tương.

24/01/2015
Vinamilk Tích Cực Thu Mua Sữa Tươi Nguyên Liệu Cho Nông Dân Vinamilk Tích Cực Thu Mua Sữa Tươi Nguyên Liệu Cho Nông Dân

Năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kilôgam sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kilôgam sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kilôgam), tăng 50,1% về sản lượng và 58,6% về giá trị.

24/01/2015
Lâm Đồng Thành Lập “Trang Trại Sản Xuất Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Agriteck Japan” Lâm Đồng Thành Lập “Trang Trại Sản Xuất Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Agriteck Japan”

Sau khi đưa vào hoạt động, “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Agriteck Japan” sẽ cho thu hoạch khoảng 135.000 quả mỗi năm. Bên cạnh, đơn vị này còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chế biến các loại thịt, trứng, sữa bò với quy mô từ 1 - 2 tấn mỗi năm.

24/01/2015
Bình Định Mở Rộng Vùng Nguyên Liệu Sắn, Đáp Ứng Nhu Cầu Chế Biến Bình Định Mở Rộng Vùng Nguyên Liệu Sắn, Đáp Ứng Nhu Cầu Chế Biến

Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến cho nhà máy, Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR, nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, BDSTAR đang tiến hành khảo nghiệm các giống mì mới với tiềm năng năng suất từ 30-50 tấn/ha để cung ứng hom giống miễn phí cho nông dân sản xuất…

24/01/2015
Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Chậm Tính Đến Ngày 14/1/2015 Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Chậm Tính Đến Ngày 14/1/2015

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm nước lợ vụ nuôi năm 2015 trong nửa tháng đầu năm nay đã thả nuôi 762 ha, tập trung tại huyện Trần Đề, Long Phú và Cù Lao Dung. Tiến độ thả nuôi chậm, bằng 26% so với cùng kỳ do huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu chưa thả nuôi. Thiệt hại tôm nước lợ 26 ha ở huyện Trần Đề và Long Phú, bằng 3,4% diện tích thả.

24/01/2015