Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn
Ngày đăng: 10/04/2012

Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.

Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Thách, ngụ ấp 3, xã Láng Biển. Ông nuôi với diện tích 8.000m2  với sản lượng thu hoạch được là: 26.000 kg, giá bán 65.000 đồng/kg (mẩu 6 – 8 con/kg). Lợi nhuận ông thu được trên 400 triệu đồng trên vụ nuôi.

Ông là một trong những hộ chăn nuôi mạnh dạn chuyển đổi nuôi cá rô đầu vuông sang nuôi cá sặc rằn. Ông chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ thuật trong quá trình nuôi như sau:

- Tu sửa bờ: chống rò rỉ, chống mất nước, chống cá khác (đặc biệt là cá lóc) vào ao.

- Bón vôi: Thường dùng là vôi bột, bón 10 - 15kg/100m2.

- Phơi đáy ao: Phơi ao 5 - 7 ngày, sau đó tiến hành bơm nước vào và đo chỉ tiêu pH thích hợp (pH = 7). Lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu.

- Bón phân: Gây màu nước bằng cách hòa 5kg bột cá + 10kg bột đậu nành hòa vào nước tạt đều ao.

- Lấy nước cho ao: Nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa vào ao để tránh cá tạp vào ao. Nước cấp cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 0,8 - 1m.

- Một khâu góp phần quan trọng trọng việc thành công là từ sản xuất giống. Ông tiến hành chọn cá bố mẹ với số lượng 150 cặp rồi tiêm kích dục tố sau đó thả xuống ao. Cá nở được 4 ngày ông bắt đầu cho cá ăn 2 lần/ngày, thức ăn là lòng đỏ trứng, bột đậu nành hòa vào nước tạt khắp ao. Giai đoạn cá hương là giai đoạn cá rất nhạy cảm với môi trường và dễ bị nhiễm bệnh, nên thường xuyên quan sát cá và giữ môi trường nuôi ổn định. Định kỳ bổ sung vitamin C, Beta Gluan vào thức ăn 1 – 2 lần/tuần để tăng sức đề kháng cho cá.

Bắt đầu từ tháng thứ 2 cho ăn thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn cho ăn hàng ngày khoảng 5% trọng lượng cá nuôi, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, màu nước ao để điều chỉnh thức ăn và bón phân cho phù hợp.

Sau 08 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 6 - 8 con/kg tiến hành thu hoạch. Hệ số thức ăn FCR 2,0 – 2,2.

Đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân xã Láng Biển, huyện Tháp Mười.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

03/11/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

03/11/2014
Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

03/11/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

03/11/2014
Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

03/11/2014