Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Đầu năm 2010, Trung tâm Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh triển khai Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại 11 hộ trên địa bàn xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Các hộ dân được hỗ trợ giống, thức ăn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật...
Tại hộ ông Lò Văn Chính, với 1.000m2 ao, sau 5 tháng nuôi, trừ chi phí, ông thu được 17,5 triệu đồng, lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc nuôi thả các loại cá truyền thống theo hướng quảng canh trước đây.
Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên.
Có thể bạn quan tâm

Bằng kinh nghiệm và biết áp dụng kỹ thuật mà nhiều nhà vườn ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã xử lý cam ra trái mùa nghịch, bán được giá ,tăng thu nhập cho gia đình.

Thanh long đang vào mùa chính vụ và giá liên tục giảm trong những ngày qua. Mặc dù người trồng chấp nhận bán giá thấp nhưng cũng không dễ tìm đầu ra. Bài toán nan giải về chuyện thanh long rớt giá vào mùa thu hoạch chính vụ lại được đặt ra cho ngành chức năng.

Theo số liệu của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến nay người dân đã đốn bỏ 1.908ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng đã già cỗi, khó phục hồi để chuyển sang giống nhãn khác hoặc cây trồng khác.

Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.

Với ưu thế dễ trồng, chịu hạn, ít sâu bệnh, thị trường đang thuận lợi… cây mít nghệ được huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) định hướng phát triển là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.