Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Thanh Yên

Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.
Mô hình triển khai thực hiện từ tháng 7/2013 bằng nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông năm 2013, áp dụng việc nuôi thả xen ghép các loại cá: trắm, trôi, mè, rô phi nhằm tăng năng suất trên một diện tích mặt nước. Mô hình được triển khai với tổng diện tích 2,95ha, tại 27 hộ thuộc 11 thôn, đội với tổng số 59.000 con giống. Trong đó, trắm cỏ 29.500 con, rô phi đơn tính 8.850 con, chép 11.800 con, mè 8.850 con.
Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% cá giống, 50% thức ăn tinh; tập huấn quy trình kỹ thuật, phương pháp nuôi thả cá hệ VAC, cách phòng trị bệnh; hướng dẫn xử lý, cải tạo ao, như: gia cố bờ ao, vét bùn, bón vôi diệt tạp, phơi ao, lấy nước vào ao…
Nhờ tham gia mô hình, gia đình ông Cà Văn Hương, đội 9, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đã mạnh dạn đầu tư mua con giống để tiếp tục phát triển nuôi cá theo mô hình hệ VAC.
Anh Lò Văn Ngọc, cán bộ khuyến nông xã Thanh Yên cho biết: Sau 5 tháng thực hiện mô hình, trọng lượng cá chép, trắm cỏ mỗi con trung bình đạt từ 500 - 700 gam, mè 800 – 1.200 gam, rô phi 400 – 500 gam.
Do tuân thủ đúng kỹ thuật nên trong quá trình nuôi không xảy ra dịch bệnh, cá sinh trưởng và phát triển tốt (tỷ lệ sống đạt trên 90%), năng suất trên 1.000m2 đạt 1.134kg. Thành công của mô hình đã giúp bà con trong xã phát triển phong trào nuôi cá ao theo hệ VAC, mở ra một hướng mới trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ.
Ông Cà Văn Hương, đội 9, xã Thanh Yên là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Gia đình tôi có 3.000m2 ao thả cả, những năm trước, gia đình mua cá giống về nuôi, song do thiếu kỹ thuật nên năng suất cá không cao, sản phẩm thu được chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của gia đình.
Khi tham gia mô hình, tôi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nuôi cá đúng kỹ thuật, cách phòng trừ bệnh nên cá không mắc dịch bệnh. Sau 5 tháng thực hiện mô hình, tôi thấy việc nuôi thả cá kết hợp này không khó, nhưng đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chăn nuôi từ vệ sinh ao, thả cá và cho ăn.
Việc nuôi thả ghép sẽ mất công nhiều hơn, tỉ mẩn hơn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Sau khi kết thúc mô hình thí điểm, gia đình tôi tiếp tục đầu tư mua con giống về để nuôi thả theo mô hình này. Hiện nay, trọng lượng cá rô phi trung bình đạt từ 400 – 500 gam/con và sau hai tháng nữa sẽ cho thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong những năm gần đây, tình hình bệnh trên tôm nuôi ngày càng diễn biến phức tạp. Ngoài bệnh đốm trắng xảy ra phổ biến trên tôm còn có bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra xuất hiện vào thời điểm nắng nóng đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Hơn một tháng nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tăng mạnh, từ 90.000 - 92.000 đồng/kg đã tăng lên 118.000 – 120.000 đồng/kg (100 con), kích cỡ tôm càng lớn giá càng cao. So với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm thẻ chân trắng tăng gần 20.000 đồng/kg.

Những tháng đầu năm nay, nông dân huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển mạnh loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, riêng diện tích phát triển mới trong tháng qua hơn 500 ha, nâng tổng số đến nay huyện có 6.140 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như kích thước lớn, nhanh to, chất lượng thịt thơm ngon, dễ thích nghi với môi trường nuôi. Đặc biệt, đây là loài thủy sản có tốc độ sinh trưởng nhanh, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn

Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.