Hiệu quả từ mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Nhị Ưu 838

Mô hình thực hiện diện tích 2 ha tại thôn An Dõng, xã Bình Thành, có 23 hộ nông dân tham gia. Đây là địa phương lần đầu chuyển đổi 2 vụ lúa/năm, sử dụng giống lúa lai, nên bà con nông dân được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cụ thể quy trình kỹ thuật.
Kết quả, năng suất thực thu đạt 82 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng syn 6 là 15 tạ/ha. Giống Nhị ưu 838 mới có thể khắc phục một số đặc điểm hạn chế trên giống này trước đây, kế thừa và phát huy tốt các ưu điểm như kháng bệnh bạc lá và bệnh đạo ôn, giữ vững năng suất ổn định trong từng vụ.
Với hiệu quả từ mô hình khảo nghiệm, ngành chức năng sẽ nhân rộng trên nhiều chân đất khác nhau và nhiều thời vụ nhằm đánh giá đầy đủ những đặc tính về giống lai Nhị Ưu 838 mới, tạo điều kiện cho nông dân có nhiều lựa chọn các giống tốt, phù hợp với chân đất địa phương để đưa vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.

Nhắc đến bưởi da xanh, nhiều người chỉ nghĩ đến các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những miệt vườn với nhiều loại trái cây nổi tiếng. Tuy nhiên, trong vòng 7, 8 năm trở lại đây, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cây bưởi da xanh đã bén rễ tại vùng đất Phước Bình, xã Sông Xoài.

Hợp tác xã 22/12 là một trong những hợp tác xã (HTX) nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thành công nhất của xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước.