Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Đất Lúa Thiếu Nước

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Đất Lúa Thiếu Nước
Ngày đăng: 19/08/2013

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong mùa hè tình hình thời tiết nắng nóng, hạn hán đã xảy ra nhiều nơi, nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng cạn kiệt, một số diện tích đất sản xuất lúa phải bỏ hoang, có diện tích sau khi gieo sạ một thời gian bị thiếu nước phải cắt làm thức ăn cho trâu bò, có diện tích bị cháy khô, số diện tích còn lại cho năng suất thấp, không hiệu quả trong sản xuất…

... Do vậy, vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp là cần bố trí cây trồng phù hợp, giảm bớt lượng nước tưới trong vụ hè nhưng phải mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn đã triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước sử dụng giống lạc (đậu phụng) LDH01, tại xã Bình Tân, với qui mô 3ha, 45 hộ tham gia.

Mục tiêu của mô hình, giảm áp lực về nước tưới, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây lạc, góp phần cách ly nguồn sâu bệnh trong đất, tăng độ phì cho đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phấn đấu đạt năng suất trên 20 tạ/ha.

Vừa qua, Trạm Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn đã tổ chức Hội nghị tham quan, tổng kết và đánh giá kết quả mô hình.

Báo cáo tại hội nghị, Trạm Khuyến nông huyện cho biết, trong thời kỳ đầu mới trồng (từ 29/4 - 6/5/2013) đã gặp thời tiết nắng nóng, thiếu nguồn nước tưới gây hạn trên đồng, giai đoạn đầu lạc mới mọc, đất thiếu ẩm, tỷ lệ đậu mọc đạt ≥ 80%. Sau khi gieo trồng lạc từ 7-10 ngày nông dân phun thuốc cỏ hậu nảy mầm trừ cỏ lúa gặp thời tiết nắng nóng, độ ẩm không đảm bảo nên ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây lạc một thời gian đầu. Giai đoạn đâm tia tạo quả thiếu nước tưới ảnh hướng đến việc hình thành quả đậu, một số diện tích đậu bị hóp. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh gây hại tích cực của các hộ tham gia thực hiện mô hình nên phần diện tích lạc còn lại sớm hồi phục và sinh trưởng phát triển bình thường.

Qua kết quả triển khai mô hình chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước tại xã Bình Tân bước đầu đã đánh giá được giống lạc LDH01 thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, cho năng suất khá cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn và chịu thâm canh, giúp nông dân nhận thức được lợi ích của việc chuyển đổi cây trồng cạn ở những vùng đất lúa thiếu nước trong vụ Hè Thu, từ đó chủ động chuyển đổi cây trồng trong những vụ sau.

"Trên cùng một đơn vị sản xuất cây lạc, sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất lúa. Điều đáng nói là trong một chu kỳ trồng cây lạc nông dân chỉ tưới 3 kỳ nước, còn ruộng lúa tưới 4 - 5 kỳ nước. Mô hình bước đầu đã tiết kiệm lượng nước tưới so với sản xuất lúa và phần nào đã cách ly nguồn sâu bệnh, cải tạo đất, tăng độ phì cho đất, giảm được chi phí đầu tư nhân công, đồng thời giúp cho cây đậu sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, nhằm tăng hiệu quả kinh tế hơn so với sản xuất lúa trong cùng điều kiện sản xuất" - Ông Đồng Thanh Tấn - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Bình Tân cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh Phát Triển Thuỷ Sản Theo Hướng Bền Vững Quảng Ninh Phát Triển Thuỷ Sản Theo Hướng Bền Vững

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 94.100 tấn, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng nuôi trồng đạt 39.266 tấn tăng 15,5% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng đứng thứ 3/10 tỉnh, thành có chung ngư trường Vịnh Bắc Bộ.

22/01/2015
Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra Đẩy Mạnh Phòng Chống Dịch Bệnh Cá Tra

Từ năm 2014 đến nay, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện tại 67 xã thuộc 19 huyện của 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang, với tổng diện tích bị bệnh trên 730 ha (chiếm 12% tổng diện tích nuôi cá tra cả nước).

22/01/2015
Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá Huyện Phú Tân (Cà Mau) Nuôi Sò Ven Sông Cho Thu Nhập Khá

Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.

22/01/2015
Hạ Thủy Tàu Cá Thay Thế Tàu Bị Trung Quốc Đâm Chìm Hạ Thủy Tàu Cá Thay Thế Tàu Bị Trung Quốc Đâm Chìm

Ngày 21-1, gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tổ chức lễ hạ thủy tàu cá ĐNa 90657 TS - thay thế tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26-5-2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

22/01/2015
Tôm Hùm Giống Ở Bình Định Được Mùa, Được Giá Tôm Hùm Giống Ở Bình Định Được Mùa, Được Giá

Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.

22/01/2015