Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Tập Trung

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Tập Trung
Ngày đăng: 02/10/2014

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.

Với địa bàn rộng, dân cư thưa nên Đồng Chèo có điều kiện để xây dựng các trang trại heo lớn xa khu dân cư. Tìm hiểu chúng tôi được biết, các mô hình chăn nuôi heo tại ấp Đồng Chèo đã xuất hiện hơn 10 năm nay nhưng gần đây mới phát triển mạnh cả quy mô lẫn chất lượng.

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp đã có 11 trang trại heo với gần 20.000 con. Mô hình chăn nuôi heo ở đây chủ yếu là nuôi gia công nên các gia đình rất quan tâm đến yếu tố môi trường bằng việc ứng dụng xử lý chất thải bằng hầm Biogas.

Anh Nguyễn Quốc Chiến, hộ nuôi heo ở xã Đồng Chèo cho biết, trước đây người dân ở đây chăn nuôi heo chủ yếu là nhỏ lẻ, nuôi theo kiểu truyền thống nên heo thường bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tếchưa cao.

Mấy năm gần đây huyện và xã có chủ trương quy hoạch ấp Đồng Chèo thành khu chăn nuôi tập trung, người chăn nuôi heo đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Riêng gia đình anh có trên 700 con heo thịt; trung bình mỗi tháng sau khi trừ chi phí còn thu về trên 20 triệu đồng.

Theo anh Chiến, việc chăn nuôi heo theo hướng tập trung với hình thức gia công mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi và theo đúng lộ trình hạn chếchăn nuôi nhỏ lẻ của tỉnh. Với chăn nuôi gia công, yếu tố về giống, thức ăn, thuốc men, kỹ thuật được đơn vị cung cấp giống bảo đảm đầy đủ.

Người nuôi chỉ phải bỏ chi phí đầu tư chuồng trại và công chăm sóc. Đầu ra sản phẩm cũng được đơn vị cung cấp giống bao tiêu, vì vậy nguồn thu từ chăn nuôi heo theo mô hình này ổn định, lâu dài.

Ông Lê Minh Thành, một trong những hộ có số lượng heo nhiều nhất ấp Đồng Chèo cho biết, ông đã chăn nuôi heo ở đây trên 10 năm.

Dù có những lúc thăng trầm nhưng ông chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình sẽ từ bỏ nghề này. Khi có thông tin xã sẽ quy hoạch ấp Đồng Chèo thành khu chăn nuôi tập trung ông rất phấn khởi, vì giờ đây có thể an tâm để phát triển đàn heo.

Cũng như Chiến, ông Thành, hiện nay nhiều hộ chăn nuôi heo ở ấp Đồng Chèo đang nâng cấp mô hình nuôi heo của mình lên chăn nuôi trại lạnh. Đây là mô hình hiện đại vì trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, môi trường. Theo anh Chiến, dự tính sang năm anh sẽ xây trại lạnh và phát triển đàn heo lên 2.500 con.

Ông Thành cũng đã có kếhoạch tăng đàn heo lên gấp đôi so với hiện nay trong năm tới. Khi môi trường chăn nuôi bảo đảm, số lượng đàn tăng lên, giá cả ổn định sẽ bảo đảm thu nhập cho người nuôi heo ở ấp Đồng Chèo tăng cao và ổn định.

Bên cạnh những thuận lợi, các gia đình nuôi heo ở ấp Đồng Chèo cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn trước hết là khu chăn nuôi tập trung còn phải sử dụng đường điện một pha; bên cạnh đó, đường dẫn vào ấp còn đất đỏ, khá lầy lội khi trời mưa.

Ông Trần Xuân Hòa, Trưởng ấp Đồng Chèo cho biết, từ khi chăn nuôi được hình thành cuộc sống của các hộ dân nuôi heo đã được nâng lên đáng kể và đang phát triển tốt. Không chỉ nuôi heo, nhiều hộ dân trong ấp còn nuôi gà và bò thịt với số lượng tương đối lớn.

Trong tình hình giá mủ cao su xuống thấp như hiện nay việc hình thành các mô hình chăn nuôi như vậy cần được khuyến khích, vì hầu hết mô hình nuôi heo tại đây đều làm xen canh với cây cao su. Do vậy, các cấp, các ngành cần quan tâm nâng cấp đường giao thông và hệ thống điện phù hợp để các hộ chăn nuôi phát triển theo hướng hiện đại.

Với chính sách khuyến khích phát triển, cùng với đà phát triển phù hợp, khu chăn nuôi tập trung heo ở ấp Đồng Chèo sẽ giúp nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi heo trong ấp, qua đó góp phần quan trọng nâng cao đời sống người dân trong xã Lai Uyên.


Có thể bạn quan tâm

Đà Nẵng thí điểm mô hình ruộng lúa, bờ hoa Đà Nẵng thí điểm mô hình ruộng lúa, bờ hoa

Những ngày này, nhiều nông dân ở xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) khi đi thăm đồng không khỏi ngạc nhiên bởi ngoài màu xanh mướt của lúa và hoa màu thì quanh bờ ruộng còn có thêm nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.

16/06/2015
Giá mủ cao su tăng 4.000 đồng/kg so với vụ trước Giá mủ cao su tăng 4.000 đồng/kg so với vụ trước

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân vụ 2014, tương đương với giá mủ năm 2013 và chỉ bằng 1/3 giá của năm 2010.

16/06/2015
Sản xuất & tiêu thụ rau qua hợp đồng: Đầu ra bảo đảm, nông dân an tâm Sản xuất & tiêu thụ rau qua hợp đồng: Đầu ra bảo đảm, nông dân an tâm

“Đã có những thời điểm rau đến giai đoạn thu hoạch nông dân phải gọi đến năm lần, bảy lượt mà thương lái vẫn không đến mua hoặc đến mua với giá rất thấp, không bằng giá thành sản xuất. Giờ được doanh nghiệp (DN) bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng, nông dân (ND) còn gì vui hơn” - Đó là bày tỏ của nhiều nông dân tham gia trồng rau tiêu thụ qua hợp đồng với DN.

16/06/2015
Số hóa trên cây trồng thực nghiệm ở Đà Lạt Số hóa trên cây trồng thực nghiệm ở Đà Lạt

Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt đang “số hóa” nhiều loại cây trồng thực nghiệm để tiện việc theo dõi, chọn lọc các giống loài phù hợp với điều kiện canh tác tiết kiệm vốn đầu tư, công lao động, sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao.

16/06/2015
Phú Yên lo ngại phá vỡ quy hoạch, sâu bệnh cây hồ tiêu Phú Yên lo ngại phá vỡ quy hoạch, sâu bệnh cây hồ tiêu

Giá tiêu tăng cao, nhiều người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt cây tiêu để lại nhiều hệ lụy, đó là tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Cùng với đó, nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt đã khai thác cạn kiệt làm cho vòng đời cây tiêu ngắn lại.

16/06/2015