Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra

Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra
Ngày đăng: 03/11/2015

Nuôi cá tra theo chuỗi giúp nông dân và doanh nghiệp đều hưởng lợi

Ấp ủ từ lâu nhưng đến đầu năm 2007 ông Nguyễn Văn Phú mới quyết định khởi nghiệp nghề nuôi cá tra trên diện tích 1,2ha.

Ông Phú cho biết, khởi đầu gặp nhiều khó khăn do chưa nắm bắt kỹ thuật nuôi, vay vốn ngân hàng không thuận lợi, mua thức ăn phải trả tiền mặt, chi phí đầu tư ngày càng tăng, giá cá bấp bênh, doanh nghiệp thu mua ép giá, chậm trả tiền...

Trước tình hình đó, ông nghiệm ra rằng, muốn nuôi cá tra bền vững phải có đầu vào và đầu ra ổn định.

Sau những vụ nuôi gian nan, qua tìm hiểu thấy một số hộ xung quanh nuôi gia công ổn định được đầu ra, nên ông quyết định liên kết với Công ty TNHH Hùng Vương.

Đến năm 2010, ông liên kết với Công ty Sao Mai và tăng diện tích sản xuất lên 2,8ha.

Về hình thức, khi liên kết với doanh nghiệp, ông Phú cho hay chỉ cần chuẩn bị ao, con giống có chất lượng tốt, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh; phía doanh nghiệp chịu trách nhiệm giao thức ăn cho đến khi thu hoạch với hệ số thức ăn là 1,52.

Ngoài ra, khi có dịch bệnh xảy ra, công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật xuống hỗ trợ phòng trị bệnh.

Như vậy, trừ đi các khoản chi phí thì người nuôi lợi nhuận từ 500 - 1.000 đồng/kg cá thương phẩm.

Tuy nhiên, qua nhiều năm liên kết hợp đồng với công ty, ông nhận thấy vẫn còn một số bất cập, đó là các điều khoản ghi trong hợp đồng thường có lợi cho bên mua (doanh nghiệp).

Cụ thể như: doanh nghiệp có quyền hủy hợp đồng, có quyền không nhận nguyên liệu khi bị ứ đọng, cá quá lứa làm tăng hệ số thức ăn; thời gian chi trả lợi nhuận thường bị kéo dài hơn so với hợp đồng đã ký...còn người nuôi cá thì không có quyền hủy hợp đồng, luôn ở thế yếu và bị động so với doanh nghiệp.

Để tạo mối quan hệ bình đẳng và gắn kết lâu dài với doanh nghiệp, theo ông Phú, nông dân cần liên kết lại thành nhóm (tổ hợp tác, hợp tác xã) để thương lượng, ký kết hợp đồng một cách bình đẳng với doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ lợi nhuận hài hòa giữa 2 bên.

Song song đó, nông dân rất cần được hỗ trợ từ các ngành chức năng, các bên có liên quan trong vấn đề thông tin thị trường, về pháp lý, cách xây dựng hợp đồng đôi bên cùng có lợi.

Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, đây là khâu rất quan trọng trong nghề nuôi cá tra, bởi nó quyết định thành công của một vụ nuôi cũng như sự phát triển bền vững của liên kết sản xuất...


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

13/10/2014
Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.

13/10/2014
9 Tháng, Phường Quảng Tiến Đánh Bắt 15.500 Tấn Hải Sản, Đạt 96,8% Kế Hoạch 9 Tháng, Phường Quảng Tiến Đánh Bắt 15.500 Tấn Hải Sản, Đạt 96,8% Kế Hoạch

Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.

13/10/2014
Hội Nông Dân Huyện Nga Sơn Khuyến Khích Nông Dân Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Hội Nông Dân Huyện Nga Sơn Khuyến Khích Nông Dân Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.

13/10/2014
Bảo Đảm Hài Hòa Lợi Ích Của Doanh Nghiệp Và Bà Con Nông Dân Bảo Đảm Hài Hòa Lợi Ích Của Doanh Nghiệp Và Bà Con Nông Dân

Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.

13/10/2014