Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng

Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng
Ngày đăng: 16/06/2015

Vụ lúa hè thu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Đồng Tháp phối hợp với Trạm KNKN và Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Châu Thành xây dựng mô hình áp dụng 3G3T trong sản xuất lúa ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, quy mô 60 ha với giống lúa cấp xác nhận OM 5451.

Ông Huỳnh Minh Phụng, Giám đốc Trung tâm KNKN Đồng Tháp cho biết: “So với các địa phương khác thì ở huyện Châu Thành nông dân vẫn còn sử dụng giống lúa IR 50404 sản xuất khá phổ biến, giống lúa này hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không khuyến khích trồng vì phẩm chất gạo không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác truyền thống đã làm giảm lợi nhuận của người nông dân rất nhiều vì chi phí cao và sản phẩm không tạo được lợi thế cạnh tranh... Với mô hình 3G3T, chúng tôi mong muốn hướng dẫn cho nông dân những kỹ thuật mới, giúp bà con thay đổi tập quán canh tác, cùng liên kết xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, từ đó sản phẩm dễ tiêu thụ, giá bán cao hơn và lợi nhuận của nông dân tăng thêm”.

Vụ hè thu năm 2015, 64 hộ nông dân thuộc xã Hòa Tân, huyện Châu Thành được hỗ trợ tham gia thực hiện dự án “Áp dụng 3G3T và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”. Theo đó, khi tham gia mô hình 3G3T, ngoài việc được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật người dân còn được hỗ trợ 100% lúa giống, 30% vật tư theo định mức kỹ thuật của mô hình. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 236 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Hùng, nông dân tham gia mô hình chia sẻ: “Canh tác lúa theo mô hình 3G3T, gia đình tôi giảm được 30% lượng phân bón, giảm phun xịt thuốc bảo vệ thực vật 3-5 lần/vụ, chỉ phun khi thật sự cần thiết; năng suất lúa tăng 10% so với trước, đặc biệt là lợi nhuận cao hơn hộ bên cạnh khoảng 7 triệu đồng/ha. Không chỉ áp dụng trong gia đình, tôi còn chia sẻ kinh nghiệm với nhiều hộ khác. Vụ đông xuân tới, nông dân ở đây dự kiến sẽ tiếp tục canh tác giống lúa này và cùng liên kết mở rộng diện tích để dễ tiêu thụ hơn”.

Anh Huỳnh Thanh Tú ngụ ấp Hòa Hưng, xã Hòa Tân cho biết: “Đây là vụ đầu tiên tôi sản xuất giống lúa chất lượng cao nên cũng rất lo lắng khi giảm lượng giống gieo sạ và số lần phun thuốc như cán bộ khuyến nông khuyến cáo. Tuy nhiên, hiện tôi thấy rất phấn khởi với kỹ thuật canh tác mới này, so với giống lúa IR 50404 trước đây thì giống OM 5451 có nhiều ưu thế hơn như: cứng cây, ít đổ ngã, kháng bệnh đạo ôn, đốm vằn, lúa phát triển rất tốt, ít sâu bệnh vì vậy cũng giảm được số lần phun xịt, từ đó sức khỏe cũng được đảm bảo hơn”.

Ông Huỳnh Minh Phụng nhận định: “Mô hình 3G3T là bước đi nền tảng để tạo điều kiện cho nông dân quen dần với kỹ thuật canh tác mới. Sau mô hình này, chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển giao những mô hình sản xuất tiên tiến hơn nhằm định hướng nông dân sản xuất lúa đáp ứng tốt như cầu của thị trường”.

Theo đánh giá của Trạm KNKN huyện Châu Thành, việc áp dụng kỹ thuật canh tác lúa theo mô hình 3G3T đã mang lại lợi ích nhiều mặt, góp phần giảm khoảng 40% chi phí giống (mật độ gieo sạ từ 120 - 140kg/ha so với tập quán canh tác cũ của nông dân sử dụng trên 200kg/ha); cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, áp lực sâu bệnh không cao nên cũng giảm được trên 2 triệu đồng cho chi phí thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Phẩm chất gạo tốt, năng suất tăng, vì vậy góp phần tăng lợi nhuận gần 7 triệu đồng so với ngoài mô hình.

Chương trình 3 giảm 3 tăng (3G3T) còn được gọi là Quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp được gọi tắt là IPM (Integrated Pest Management). Đây là chương trình quản lý dịch hại dựa trên mối quan hệ của dinh dưỡng cây trồng và sự gây hại của dịch hại. 3G3T bao gồm: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm; tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển cây keo Phát triển cây keo

Thời gian qua, diện tích trồng cây keo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) tăng nhanh. Ngoài phát huy hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp với đồi, dốc cao, việc phát triển cây keo cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

14/08/2015
Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh) Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh)

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

14/08/2015
Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

14/08/2015
Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

14/08/2015
Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

14/08/2015