Hiệu quả từ liên kết nuôi gà thả vườn

Nhìn ngôi nhà khang trang sắp hoàn thiện, anh Trần Đức Vũ (thôn Suối Luồng, xã Vạn Thắng) rất vui mừng.
Thành quả đó là cả quá trình lao động miệt mài của gia đình anh, trong đó có việc chăn nuôi gà.
Anh Vũ tham gia Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn Vạn Thắng, được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 10 triệu đồng và đã đầu tư nuôi 1.000 con gà.
Với cách nuôi gối vụ, anh Vũ có gà xuất bán liên tục, một năm 4 lứa.
Nhờ giá gà ổn định, anh Vũ lãi 30 triệu đồng/lứa, thu nhập 120 triệu đồng/năm.
Đàn gà nuôi từ mô hình liên kết của anh Vũ cho hiệu quả kinh tế cao
Theo ông Huỳnh Tấn Cảnh, tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi gà Vạn Thắng, năm 2013, các hộ nuôi gà trên địa bàn tham gia lớp học nghề ngắn hạn về kỹ thuật thú y, chăn nuôi gà thả vườn do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, thuộc Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức.
Sau khi kết thúc lớp học, HND xã vận động xây dựng tổ hợp tác nuôi gà thả vườn với 10 thành viên.
Để giúp các thành viên có điều kiện mở rộng chuồng trại, đầu tư con giống, tổ kiến nghị HND các cấp hỗ trợ vốn.
Tháng 10-2013, tổ được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh 100 triệu đồng.
Với nguồn vốn được hỗ trợ, mỗi thành viên trong tổ đã mở rộng chuồng trại, mua con giống, thức ăn...
tăng số lượng tổng đàn từ 400 con/lứa/hộ lên 600 con/lứa/hộ.
Qua 4 tháng nuôi, với giá bán trung bình 75.000 - 85.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, thu nhập bình quân mỗi hộ 40 - 45 triệu đồng/năm.
Được biết, mỗi tháng, tổ liên kết đều tổ chức gặp gỡ để các thành viên trong tổ phản ánh tình hình sản xuất; chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi...
Ông Trương Văn Long - Chủ tịch HND xã Vạn Thắng cho biết, Tổ hợp tác gà thả vườn Vạn Thắng hoạt động rất hiệu quả.
Từ nguồn vốn hỗ trợ, các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ.
Thành viên tổ hợp tác mong muốn tiếp tục được nâng mức cho vay để mở rộng quy mô đàn gà.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Có tiếng là nơi cây tiêu sống bền nhờ ít bệnh vì đất đai, nguồn nước phù hợp nên từ khi giá tiêu tăng cao thì xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) đã trở thành địa chỉ đỏ để nông dân tìm về mua giống. Đó cũng là nguyên nhân diện tích hồ tiêu ở Lộc An tăng vọt. 1 tỷ đồng/ha đất đỏ trồng tiêu là cơn sốt tăng giá đất hay chỉ là giá ảo thời hoàng kim của hồ tiêu ở Lộc An!?