Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển vận động ngư dân chuyển đổi nghề và nâng cấp công suất tàu để khai thác, đánh bắt cho phù hợp với thời vụ. Khuyến cáo ngư dân chủ động dự báo tình hình ngư trường khai thác nhằm nâng cao hoạt động đánh bắt trên biển. Các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, nắm lại chủ tàu, phương tiện hoạt động yếu kém, gặp khó khăn nhằm có chính sách hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp phương tiện, ngư lưới cụ để sớm ra khơi hoạt động, ổn định cuộc sống.
Tỉnh Bạc Liêu có hơn 1.200 tàu khai thác đánh bắt trên biển, trong đó có khoảng 30% tàu có công suất trên 90 CV, đủ điều kiện đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển. Điều đáng phấn khởi hơn, với số lượng tàu hoạt động thường xuyên trên biển, đạt sản lượng khá trong thời gian qua, không chỉ giúp cải thiện đời sống kinh tế ngư dân, mà còn góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đang thiếu nguyên liệu trầm trọng hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.

Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.