Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển vận động ngư dân chuyển đổi nghề và nâng cấp công suất tàu để khai thác, đánh bắt cho phù hợp với thời vụ. Khuyến cáo ngư dân chủ động dự báo tình hình ngư trường khai thác nhằm nâng cao hoạt động đánh bắt trên biển. Các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, nắm lại chủ tàu, phương tiện hoạt động yếu kém, gặp khó khăn nhằm có chính sách hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp phương tiện, ngư lưới cụ để sớm ra khơi hoạt động, ổn định cuộc sống.
Tỉnh Bạc Liêu có hơn 1.200 tàu khai thác đánh bắt trên biển, trong đó có khoảng 30% tàu có công suất trên 90 CV, đủ điều kiện đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển. Điều đáng phấn khởi hơn, với số lượng tàu hoạt động thường xuyên trên biển, đạt sản lượng khá trong thời gian qua, không chỉ giúp cải thiện đời sống kinh tế ngư dân, mà còn góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đang thiếu nguyên liệu trầm trọng hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Bà Đào Thị Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình giao thông Điện Biên, cho biết: Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, địa phương thực hiện giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, công trình chậm thanh toán, lãi suất ngân hàng cao…

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện.

Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².