Hiệu Quả Từ Giống Mới

Trên cùng một diện tích canh tác, việc thay đổi giống cây trồng kịp thời, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Nông dân phấn khởi“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa) hào hứng cho biết.
Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.
Không lo ngập úng trong mùa mưa, với diện tích đất trồng mì nằm ở nơi cao ráo, bà Mai đang chờ ngày nắng để thu hoạch 3 sào mì của mình. “Để càng lâu ngày, mì càng chắc củ, đặc bột, bán chắc chắn được giá hơn”, bà Mai cho hay.
Ông Nguyễn Quang Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Điền cho biết, giống mì KM94 là giống truyền thống ở địa phương. Qua thời gian, giống mì này thoái hóa dần, năng suất không còn cao như trước. Từ khi chuyển sang trồng giống mì NA1 nó sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương. Nông dân vừa bán được củ mì, vừa bán được cây giống với giá 1.000 đồng/cây, nên người dân phấn khởi lắm.
Triển vọng giống mới
Mì là một trong những giống cây trồng truyền thống của tỉnh. Lâu nay hầu hết nông dân đều sử dụng giống KM94 là giống chủ lực. Trong khi đó ở các tỉnh miền Nam có diện tích trồng mì giống KM94 đã, đang bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng. Ở các huyện miền núi Quảng Ngãi, giống mì KM94 cũng đã bị bệnh chổi rồng, làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất.
Đối với huyện Tư Nghĩa, nhất là các xã khu tây, năng suất giống mì KM94 bị ảnh hưởng do bệnh chổi rồng phát sinh ở vùng trồng mì lâu năm, đất bạc màu. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này.
Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết, trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến nông huyện đã thực hiện mô hình trồng giống mì mới NA1 tại xã Nghĩa Điền, sau đó nhân rộng ra các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Thuận. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống, 30% giá vật tư.
Trong quá trình người dân trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch đều có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn. Vụ mì đến lúc thu hoạch có Hợp tác xã thu mua hết sản phẩm. Cây mì được mua về nhân giống. Từ 2ha mô hình ban đầu, đến nay trên địa bàn huyện đã có khoảng gần 50ha đất trồng mì giống NA1.
Trong năm 2015, cùng với việc đưa thêm giống KM140 vào cơ cấu giống mì giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn giống để trồng, Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa đang triển khai cung ứng giống lúa Thiên ưu 18 là giống có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng tốt, triển vọng trên 15ha ở các xã Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung trong vụ đông xuân 2014 – 2015. Bên cạnh đó, Trạm đưa vào trình diễn mô hình trồng mía giống K8329 cho năng suất từ 70 - 80 tấn/ha, tiến tới thay cho các giống cũ có năng suất khoảng 55 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Chồn nhung đen là động vật thuộc họ gặm nhấm có xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là giống vật nuôi rất phù hợp với người nghèo bởi chúng chỉ ăn cỏ và các loại rau, củ, quả bình thường, nhưng lại cho thịt nhiều hàm lượng dinh dưỡng và được bán với giá khá cao

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào

Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh