Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3

Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3
Ngày đăng: 17/06/2014

Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Ban quản lý DA WB3 huyện Tuy Phước, trong 9 năm (2005 - 2014), toàn huyện có 557 hộ trồng được hơn 1.129 ha rừng nguyên liệu ở 2 xã Phước An và Phước Thành. Người trồng rừng được DA hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật xử lý thực bì, đào hố, bón phân, chọn cây giống ở những đơn vị có uy tín chất lượng, đủ điều kiện rõ ràng về mặt pháp lý để mua về trồng rừng; thành lập các tổ nhóm nông dân tự quản bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng…

Nhờ vậy, cây giống các đơn vị cung ứng đều bảo đảm chất lượng; việc chăm sóc rừng trồng áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh, phòng trừ sâu bệnh theo chu kỳ phát triển của từng giống cây, nên tỉ lệ cây sống đạt trên 95%.

Để tạo thuận lợi cho các hộ trồng rừng WB3, đến nay, UBND huyện Tuy Phước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 524/575 hộ với diện tích 1.010 ha, số hộ còn lại đang hoàn tất thủ tục. Qua đó, tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, phục vụ kịp thời việc đầu tư chăm sóc rừng trồng...

Sau 9 năm thực hiện trồng rừng theo DA WB3, diện tích đất lâm nghiệp, đất trống, đồi núi trọc, diện tích đất rừng kém hiệu quả của huyện dần được phủ xanh cây bạch đàn và keo lai. Đến nay, toàn huyện có 328 ha diện tích rừng trồng năm đầu dự án (2005) đã cho thu hoạch, kết quả rất khả quan. Trong đó xã Phước An đã khai thác 168 ha, xã Phước Thành khai thác 160 ha.

Ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: “Trong quá trình trồng rừng theo DA WB3, bà con đã tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, nên rừng trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Hiện sản lượng khai thác bình quân từ 85 đến 90 tấn gỗ nguyên liệu/ha, thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng rừng còn lãi từ 60-70 triệu đồng/ha, cao hơn 30% so với diện tích rừng trồng ngoài dự án. Bây giờ, nói đến trồng rừng là nông dân hưởng ứng rất nhiệt tình, ngay cả diện tích trồng cây điều kém hiệu quả bây giờ đa phần cũng được bà con phá bỏ chuyển sang trồng keo lai.

Ông Bạch Hồng Phước, một hộ trồng rừng ở thôn Quy Hội, xã Phước An, vừa thu hoạch 10 ha rừng trồng, bộc bạch: “Gia đình tôi tham gia trồng rừng WB3 cách đây gần 9 năm. Hiện tôi có gần 50 ha rừng nguyên liệu ở xã Phước An. Trong 2 năm gần đây tôi bán một số diện tích rừng keo lai với mức giá bình quân 1,2 triệu đồng/tấn gỗ nguyên liệu, sau khi trừ chi phí, còn lãi ròng hơn 50 triệu đồng/ha”.

Có thể khẳng định rằng, việc thực hiện DA WB3 ở xã Phước Thành và Phước An - huyện Tuy Phước đã tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Các vùng đất hoang hóa, đất trống, đồi núi trọc đã được đưa vào trồng rừng, vừa tăng độ che phủ của rừng, vừa đem lại thu nhập khá, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Phát huy kết quả đạt được, trong năm 2014 này, huyện Tuy Phước tiếp tục triển khai trồng mới 35 ha rừng WB3 với 26 hộ nông dân ở xã Phước An tham gia.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu cải tạo vườn cam, quýt kém chất lượng Nghiên cứu cải tạo vườn cam, quýt kém chất lượng

Sau gần 3 năm triển khai, đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số cây trồng trên đất sau trồng cam, quýt và cải tạo vườn quả kém chất lượng tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn)" đã đạt kết quả khả quan. Đề tài đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về các biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng.

13/07/2015
Mô hình trồng chuối già cấy mô cho lợi nhuận cao Mô hình trồng chuối già cấy mô cho lợi nhuận cao

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác và tránh tình trạng "được mùa mất giá", Hội Nông dân xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xây dựng mô hình trồng chuối già cấy mô. Sau hơn 1 năm thí điểm, mô hình đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa.

13/07/2015
Tôm thất thu, chanh giảm giá Tôm thất thu, chanh giảm giá

Nhiều năm liền vùng nuôi tôm càng xanh lớn nhất ĐBSCL tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) trong vụ nghịch đều thắng đậm, nhưng năm nay lại thất thu, có hộ bị thua lỗ nặng.

13/07/2015
Trồng 300 mét vuông cây thanh long và dứa cayenne trên đất bùn đỏ Trồng 300 mét vuông cây thanh long và dứa cayenne trên đất bùn đỏ

Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cải tạo đất nền sau khai thác và bùn đỏ của Nhà máy Khai thác luyện bauxit- alumin kết hợp với một số chế phẩm hữu cơ thành nền đất trồng tại Tân Rai-Lâm Đồng”, nhóm các nhà khoa học của các Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Đại học Đà Lạt, Công ty Bauxit Lâm Đồng cùng các chuyên gia trong tỉnh đã trồng thử nghiệm thành công bước đầu cây thanh long và cây dứa cayenne trên 300 mét vuông đất bùn đỏ được trung hòa bằng các vật liệu hữu cơ có tính axit.

13/07/2015
Tập trung chăm sóc lúa, rau màu trong tình hình hạn hán Tập trung chăm sóc lúa, rau màu trong tình hình hạn hán

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa, rau màu vụ Hè Thu, vụ Mùa 2015 trong tình hình hạn hán.

13/07/2015