Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng

Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng
Ngày đăng: 02/12/2014

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.

Thực hiện chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, ngoài các loại cây rau màu truyền thống, những năm gần đây, xã Kỳ Sơn quy hoạch và chuyên canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. Hiện vùng sản xuất tập trung của xã có hơn 80 ha trồng dưa chuột. Nhà trồng ít 1,2 ha, nhà trồng nhiều đến cả chục ha.

Ông Bùi Quốc Hùng, ở thôn 7 xã Kỳ Sơn cho biết, gia đình ông trước đây có 2 sào lúa nhưng thu nhập không cao, do vùng đất núi, việc canh tác gặp khó khăn. Năm 2013, gia đình ông chuyển sang trồng dưa chuột, lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa, thời gian tới, ông tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa.

Năm nay là năm thứ 3, cây dưa chuột được trồng với diện tích lớn ở Kỳ Sơn, thành vùng sản xuất tập trung vào vụ đông. Thời gian trồng ngắn, khoảng 1,5 đến 2 tháng có thể thu hoạch, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Bình quân một vụ dưa, bà con thu từ 150 đến 200 triệu đồng/ ha, trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng/ ha.

Theo Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Kỳ Sơn Đỗ Văn Nâu, có được kết quả này là nhờ việc xã quy vùng sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh thủy nông theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của bà con địa phương.

Địa phương khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân. Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp.

Việc bước đầu hình thành vùng chuyên canh dưa chuột tại xã Kỳ Sơn góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, manh mún, nhỏ lẻ hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho người dân.

Nguồn bài viết: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/6187/201411/xa-ky-son-huyen-thuy-nguyen-hieu-qua-tu-chuyen-canh-cay-trong-2378853/


Có thể bạn quan tâm

Ớt Đỏ Đồng, Sương Sáo Chất Đống Ớt Đỏ Đồng, Sương Sáo Chất Đống

Thời gian gần đây, nhiều nông dân các tỉnh miền Tây đua nhau trồng giống ớt Demon theo đơn đặt hàng của thương lái Trung Quốc và trồng cây sương sáo, nay lâm vào cảnh "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông"...

04/06/2014
Quảng Trị Tích Cực Giải Quyết Đầu Ra Cho Nguồn Lợi Thủy Sản Quảng Trị Tích Cực Giải Quyết Đầu Ra Cho Nguồn Lợi Thủy Sản

6 tháng đầu năm 2014, sản lượng đánh bắt khai thác thủy sản của Quảng Trị ước đạt 9.000 tấn, khai thác biển đạt trên 8.000 tấn, trong đó sản phẩm thủy sản khai thác chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm và ruốc.

04/06/2014
Mực Rớt Giá, Hàng Trăm Tàu Câu Nằm Bờ Mực Rớt Giá, Hàng Trăm Tàu Câu Nằm Bờ

Đó là thực trạng đang diễn ra trong vòng hai tháng nay tại cảng Bến Đá, phường 5 (TP. Vũng Tàu). Do giá mực khô đã giảm xuống gần một nửa, doanh thu không bù đắp được chi phí đánh bắt, các chủ tàu câu mực buộc phải cho tàu nằm bờ.

26/06/2014
Cây Vải Thiều Ghép Ở Nam Xuân Cây Vải Thiều Ghép Ở Nam Xuân

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.

04/06/2014
Không Có Chuyện Vải Thiều “Được Mùa, Rớt Giá” Không Có Chuyện Vải Thiều “Được Mùa, Rớt Giá”

Bước vào chính vụ vải thiều, có thông tin cho rằng vải thiều năm nay lại “được mùa, rớt giá”. Thực tế cho thấy vải giá thấp chỉ chiếm phần nhỏ, tập trung tại một số vùng không có thế mạnh về cây trồng này.

26/06/2014