Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.
Thực hiện chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, ngoài các loại cây rau màu truyền thống, những năm gần đây, xã Kỳ Sơn quy hoạch và chuyên canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. Hiện vùng sản xuất tập trung của xã có hơn 80 ha trồng dưa chuột. Nhà trồng ít 1,2 ha, nhà trồng nhiều đến cả chục ha.
Ông Bùi Quốc Hùng, ở thôn 7 xã Kỳ Sơn cho biết, gia đình ông trước đây có 2 sào lúa nhưng thu nhập không cao, do vùng đất núi, việc canh tác gặp khó khăn. Năm 2013, gia đình ông chuyển sang trồng dưa chuột, lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa, thời gian tới, ông tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa.
Năm nay là năm thứ 3, cây dưa chuột được trồng với diện tích lớn ở Kỳ Sơn, thành vùng sản xuất tập trung vào vụ đông. Thời gian trồng ngắn, khoảng 1,5 đến 2 tháng có thể thu hoạch, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Bình quân một vụ dưa, bà con thu từ 150 đến 200 triệu đồng/ ha, trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng/ ha.
Theo Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Kỳ Sơn Đỗ Văn Nâu, có được kết quả này là nhờ việc xã quy vùng sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh thủy nông theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của bà con địa phương.
Địa phương khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân. Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp.
Việc bước đầu hình thành vùng chuyên canh dưa chuột tại xã Kỳ Sơn góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, manh mún, nhỏ lẻ hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/6187/201411/xa-ky-son-huyen-thuy-nguyen-hieu-qua-tu-chuyen-canh-cay-trong-2378853/
Có thể bạn quan tâm

Lái Thiêu (TX.Thuận An) từng được biết đến là một địa danh nổi tiếng về cây trái, du lịch sinh thái. Có thể nói, hầu hết du khách đến đây đều muốn một lần được thưởng thức các loại trái cây chính gốc, với hương vị đặc trưng, trong một không gian du lịch sinh thái rất riêng của vùng đất này.

Trải qua 15 kỳ tổ chức, quy mô và tính chất của Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (Vietfish) ngày càng chuyên nghiệp và mang tầm cỡ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xứng đáng là một sự kiện quan trọng hàng năm, là điểm hội tụ lớn nhất của tất cả các nhà sản xuất, chế biến thủy sản hàng đầu Việt Nam và đối tác bạn hàng quốc tế.

Vào mùa này, mấy năm trước trên khắp các con đường liên thôn trong xã đâu đâu cũng rộn ràng tiếng xe cộ thu mua tiêu của thương lái cùng tiếng nói cười của người nông dân khi được mùa tiêu. Thế mà bây giờ trở lại, bầu không khí ảm đạm lại bao trùm khắp nơi, nguyên do cũng từ hạt tiêu mà ra.

Chiều 30-7, tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ và kế họach triển khai liên kết sản xuất - tiêu thụ xoài và ca cao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tỉnh và các địa phương sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết này.

Sáu tháng đầu năm nay, thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị chủ lực trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu, đóng góp một phần lớn trong tổng số 10,78 tỷ USD hàng hóa nông-thủy sản xuất khẩu ra thế giới.