Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.
Thực hiện chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, ngoài các loại cây rau màu truyền thống, những năm gần đây, xã Kỳ Sơn quy hoạch và chuyên canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. Hiện vùng sản xuất tập trung của xã có hơn 80 ha trồng dưa chuột. Nhà trồng ít 1,2 ha, nhà trồng nhiều đến cả chục ha.
Ông Bùi Quốc Hùng, ở thôn 7 xã Kỳ Sơn cho biết, gia đình ông trước đây có 2 sào lúa nhưng thu nhập không cao, do vùng đất núi, việc canh tác gặp khó khăn. Năm 2013, gia đình ông chuyển sang trồng dưa chuột, lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa, thời gian tới, ông tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa.
Năm nay là năm thứ 3, cây dưa chuột được trồng với diện tích lớn ở Kỳ Sơn, thành vùng sản xuất tập trung vào vụ đông. Thời gian trồng ngắn, khoảng 1,5 đến 2 tháng có thể thu hoạch, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Bình quân một vụ dưa, bà con thu từ 150 đến 200 triệu đồng/ ha, trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng/ ha.
Theo Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Kỳ Sơn Đỗ Văn Nâu, có được kết quả này là nhờ việc xã quy vùng sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh thủy nông theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của bà con địa phương.
Địa phương khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân. Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp.
Việc bước đầu hình thành vùng chuyên canh dưa chuột tại xã Kỳ Sơn góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, manh mún, nhỏ lẻ hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/6187/201411/xa-ky-son-huyen-thuy-nguyen-hieu-qua-tu-chuyen-canh-cay-trong-2378853/
Có thể bạn quan tâm

Hướng đến công nghệ chế biến nhằm tăng thêm giá trị cho xoài, tránh được rủi ro khi thị trường xuất khẩu có vấn đề, đồng thời triển khai đồng bộ thị trường nội địa và xuất khẩu là phương thức hay mà An Giang cần nghĩ đến” – kỹ sư Phan Nhật Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Mê Kông (TP. Cần Thơ), chia sẻ.

Tiêu biểu trong phong trào này là hộ bà Phan Thị No và bà Phan Thị Phơ. Hai bà không chỉ trồng các loại rau màu theo thời vụ mà còn trồng dưa hấu trên bờ bao vuông tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình đón những mùa xuân sung túc.

Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.

Giống như mọi ngày, hôm nay, khi mặt trời vừa ló dạng, ông Bảy Khắc (Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thong thả tập kết thức ăn lên xuồng, bơi trên đầm cho tôm ăn. Vừa cho tôm ăn, ông đưa mắt nhìn những cánh quạt đang quay đều mà lòng đầy phấn khởi, hy vọng vụ tôm này sẽ thắng lợi như năm trước.

Trước yêu cầu này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá không liên quan đến đánh bắt, khai thác hải sản nên vẫn khuyến khích bà con, doanh nghiệp đầu tư, còn tàu đánh bắt xa bờ thì phải phát triển đúng quy hoạch để bảo tồn nguồn lợi thủy sản.