Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.
Thực hiện chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, ngoài các loại cây rau màu truyền thống, những năm gần đây, xã Kỳ Sơn quy hoạch và chuyên canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. Hiện vùng sản xuất tập trung của xã có hơn 80 ha trồng dưa chuột. Nhà trồng ít 1,2 ha, nhà trồng nhiều đến cả chục ha.
Ông Bùi Quốc Hùng, ở thôn 7 xã Kỳ Sơn cho biết, gia đình ông trước đây có 2 sào lúa nhưng thu nhập không cao, do vùng đất núi, việc canh tác gặp khó khăn. Năm 2013, gia đình ông chuyển sang trồng dưa chuột, lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa, thời gian tới, ông tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa.
Năm nay là năm thứ 3, cây dưa chuột được trồng với diện tích lớn ở Kỳ Sơn, thành vùng sản xuất tập trung vào vụ đông. Thời gian trồng ngắn, khoảng 1,5 đến 2 tháng có thể thu hoạch, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Bình quân một vụ dưa, bà con thu từ 150 đến 200 triệu đồng/ ha, trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng/ ha.
Theo Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Kỳ Sơn Đỗ Văn Nâu, có được kết quả này là nhờ việc xã quy vùng sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh thủy nông theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của bà con địa phương.
Địa phương khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân. Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp.
Việc bước đầu hình thành vùng chuyên canh dưa chuột tại xã Kỳ Sơn góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, manh mún, nhỏ lẻ hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/6187/201411/xa-ky-son-huyen-thuy-nguyen-hieu-qua-tu-chuyen-canh-cay-trong-2378853/
Có thể bạn quan tâm

Thời gian đầu do không có kinh nghiệm nên năng suất lúa đạt thấp, vả lại con cái lại lần lượt ra đời làm cho cuộc sống gia đình anh càng khó khăn hơn. Nhưng nhờ bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nghiên cứu nên dần dần việc sản xuất lúa đạt hiệu quả, năng suất cao.

Các doanh nghiệp XK cũng gặp khó. Theo TCTS, đến hết tháng 11.2014, XK được 718.683 tấn, tăng 0,51% về lượng, nhưng chỉ tăng 0,04% về giá trị so cùng kỳ. Có nhiều nguyên nhân, như: Việc tăng thuế suất đánh vào mặt hàng CT phi lê đông lạnh, Đạo luật Nông trại 2014 của Hoa Kỳ… nhưng cơ bản là do chất lượng CT VN có “vấn đề”.

Có mặt tại hội chợ, được tiếp xúc với ông Denis Repinski, giám đốc điều hành công ty DF có trụ sở tại TP. Moscow, ông nói: “Đã nhiều tháng qua và có khi một vài năm nữa người dân Nga phải từ bỏ thói quen sử dụng các món cá hồi, thịt bò, thịt heo, gia cầm, thủy hải sản và rau củ quả từ Mỹ và các nước châu Âu”.

Vùng trồng hồ tiêu của tỉnh Bình Phước phần lớn nằm dọc theo Quốc lộ 13 thuộc 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Qua ngã 3 cửa khẩu Hoa Lư 20 km, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp có ấp Tân Hòa nhưng cái tên ấp đó chỉ được sử dụng cho mục đích hành chính, còn tên gọi thường ngày là xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú.

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) cho biết, ngày 12/12/2014 Cục đã nhận được văn bản số 1001/XNK-NS ngày 10/12/2014 của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương về việc phía Trung quốc tạm dừng nhập khẩu bã sẵn từ Việt Nam làm thức ăn chăn nuôi.