Hiệu Quả Từ Chương Trình Khuyến Nông Chăn Nuôi

Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, tạo ra giá trị và hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với trồng trọt. Do đó, trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị thì ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.
Để đảm bảo mục tiêu đó, ngoài tăng trưởng nhanh tổng lượng thịt hơi xuất chuồng, ngành nông nghiệp tỉnh còn chú trọng cải tạo chất lượng đàn, đưa giống con mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư (KN-KN) tỉnh tiếp tục gặt hái được nhiều thành công từ các mô hình chăn nuôi, được nông dân đón nhận và hưởng ứng cao.
Để các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả, Trung tâm KN- KN phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn lựa chọn hộ có đủ điều kiện tham gia mô hình, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Kịp thời cung ứng thức ăn, thuốc thú y theo định mức cho từng hộ. Trong quá trình thực hiện Trung tâm KN- KN thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi.
Xã Trung Sơn là một trong 2 xã của huyện Gio Linh được Trung tâm KN-KN hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi lợn sinh sản F1. Lợn được hỗ trợ sinh trưởng và phát triển tốt, cả 4 con lợn mẹ do Trung tâm hỗ trợ sau 1 năm nuôi đã đẻ, có con đẻ 2 lứa với chất lượng lợn giống khá tốt. Bình quân 10 con/lứa. Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản F1 hướng nạc được Trung tâm chuyển tiếp từ năm 2013 sang năm 2014 đã thực hiện thành công đối với tất cả các hộ nuôi ở huyện Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà. Trọng lượng lợn mẹ bình quân 85- 100 kg/con sản sinh ra lợn nuôi thịt F2 có chất lượng tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, tăng trọng bình quân từ 22- 27 kg/con/tháng. Nhiều lợn mẹ đã phối giống lứa thứ 3, thứ 4.
Trung tâm KN- KN còn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tại các xã miền núi của 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông với mục đích là cải thiện điều kiện chăn nuôi cho đồng bào miền núi được thực hiện từ năm 2013 đến nay. Với mô hình này, Trung tâm đã hỗ trợ đồng bào con giống, thức ăn, cán bộ khuyến nông đến hướng dẫn cụ thể cách thức chăn nuôi cho từng hộ nên đồng bào nắm được kỹ thuật nuôi lợn, biết cách chăn nuôi có chuồng trại, có đầu tư chăm sóc. Nhờ đó, hầu hết các mô hình chăn nuôi lợn đã sinh trưởng và sinh sản tốt. Cán bộ kỹ thuật tiếp tục theo dõi, chỉ đạo theo quy trình để đồng bào nắm thuần thục kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời hướng dẫn các hộ chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho lợn, từ đó nhân rộng mô hình.
Chương trình cải tạo đàn bò năm 2014 được thực hiện với quy mô 6.400 con phân bổ phù hợp cho các huyện nhưng hầu hết các địa phương đều thực hiện vượt kế hoạch như Gio Linh phân bổ 800 con, thực hiện 930 con; Cam Lộ phân bổ 400 con, thực hiện 504 con; Triệu Phong phân bổ 1.800 con, thực hiện 2.000 con; Hải Lăng phân bổ 1.200 con, thực hiện 1.428 con và Vĩnh Linh 2.200 con, thực hiện 2.100 con.
Ngoài các con nuôi truyền thống, những năm gần đây, Trung tâm KN- KN đã xây dựng các mô hình con nuôi mới nhằm khẳng định tính thích nghi của các con nuôi mới này trong điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh để bổ sung vào tập đoàn con nuôi như chương trình nuôi bồ câu Pháp thực hiện tại thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị. Kết quả, bồ câu sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng nhân ra diện rộng với quy mô lớn.
Chương trình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà thịt, năm 2014, Trung tâm xây dựng 7 mô hình ở Gio Linh và Hải Lăng. Sau một thời gian thực hiện mô hình này thể hiện được tính tiện lợi, hữu ích và có giá trị kinh tế cao, gà nuôi phát triển bình thường, tỷ lệ sống đạt từ 90- 95%, trọng lượng bình quân đạt từ 1,3- 1,5 kg/con/3 tháng.
Đánh giá bước đầu về mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi phù hợp với chăn nuôi gà thâm canh và bán thâm canh. Mùa đông nuôi tốt hơn mùa hè vì lớp đệm lót sinh ra một lượng nhiệt tương đối lớn. Do đó mùa đông thì nuôi trên đệm lót 100%, mùa hè thì nuôi bán chăn thả. Qua thực hiện mô hình cho thấy xử lý rất tốt về lĩnh vực môi trường trong chăn nuôi nông hộ, đã giảm mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi và môi trường xung quanh, tiết kiệm được chi phí vệ sinh chuồng trại.
Các mô hình chăn nuôi trình diễn của Trung tâm KN- KN tỉnh đang được nông dân nhiệt tình ủng hộ và tham gia. Sự thành công của các mô hình là cơ sở để nhân ra diện rộng, giúp nông dân có thêm nhiều kiến thức trong chăn nuôi, đồng thời giúp họ hạch toán và quản lý tốt chăn nuôi, từ đó có sự đầu tư tốt, thúc đẩy chăn nuôi phát triển, tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thịt sạch của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.