Hiệu quả từ chăn nuôi heo bằng thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính

Từ trăn trở đó, sau một thời gian tìm kiếm thông tin và học hỏi bạn bè cũng như sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, gia đình ông Bộ đã chuyển từ nuôi heo hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp sang phương thức tự chế biến thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính để dùng cho chăn nuôi. Từ đó lợi nhuận thu được có sự khác biệt rất lớn. Việc sử dụng thức ăn ủ men sinh học đã được gia đình ông áp dụng cho trang trại có quy mô 120 heo nái (mỗi năm sản xuất trên 2.000 heo con và được nuôi lớn để xuất heo thịt thương phẩm) sau 2 năm đã phản ánh được ưu thế và hướng phát triển bền vững cho các chủ trang trại và hộ chăn nuôi.
Ông Bộ cho biết: Sử dụng thức ăn bằng ủ men đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ đặc tính thức ăn lên men giúp heo dễ tiêu hóa, tỷ lệ hấp thu cao, hạn chế bệnh tiêu chảy, tăng sức đề kháng cho heo. Heo sinh trưởng nhanh, tăng trọng cao (rút ngắn thời gian nuôi so với nuôi bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp trước đó từ 15 - 20 ngày), chất lượng thịt được nâng cao (màu sắc đẹp, nạc mềm, thơm ngon nên được người tiêu dùng và thương lái ưu tiên lựa chọn). So với phương thức nuôi heo bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp trước đó thì sử dụng thức ăn tự chế biến và ủ men sinh học đã giảm chi phí đầu tư 20 - 30%. Ngoài ra, thức ăn lên men được heo hấp thu triệt để nên lượng phân thải ra ít và ít mùi hôi nên góp phần cải thiện môi trường, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh có xu hướng chuyển đổi phương thức chăn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp sang thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí đầu tư, giảm giá thành... Với phương thức chăn nuôi bằng việc sử dụng thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính đã góp phần tạo lợi nhuận tối đa cho gia đình, cải thiện chất lượng sản phẩm thịt... đồng thời hạn chế tối đa mùi hôi, từ đó góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trước đây, khi cho ăn thức ăn hỗn hợp công nghiệp heo nuôi 5 tháng 15 ngày (kể từ lúc sơ sinh) cho trọng lượng bình quân 100 - 105kg/con, nhưng khi chuyển sang nuôi heo bằng thức ăn ủ men heo nuôi 5 tháng xuất chuồng bình quân từ 110 - 120kg/con và đảm bảo tỷ lệ nạc cao, được nhiều thương lái ưu tiên tiêu thụ. (Ông Phùng Văn Bộ, ấp Tà Hách, xã An Phú)
Có thể bạn quan tâm

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ chiêm 2014 thành phố Điện Biên Phủ gieo cấy gần 500ha lúa, tập trung ở các xã, phường như: Tà Lèng, Thanh Minh, Him Lam, Nam Thanh và Thanh Trường.

Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2013, Việt Nam đã xuất sang Malaysia khoảng 465,977 tấn gạo, giảm 39% so với 764,692 tấn được xuất trong năm 2012.

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm con giống. Trong khi đó, tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác ngoài tự nhiên.

Trong khi vải miền Bắc thừa ứ thì các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM, loại quả này cũng dày đặt từ các sạp trái cây ở chợ, siêu thị cho đến lề đường.