Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo

Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo
Ngày đăng: 19/04/2014

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Ông Trương Văn Nhơn, Tổ trưởng tổ chăn nuôi bò vỗ béo, ấp Long An, xã Long Trì, cho biết: Gia đình ông trước đây chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng thanh long. Sau đó, ông tận dụng trồng cỏ, kết hợp thanh long để tăng thu nhập gia đình.

Được Hội Nông dân xã xét cho vay 12 triệu đồng từ nguồn vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Châu Thành, ông mua bò giống về nuôi, đến nay gia đình ông đã có 4 con bò. Thu nhập từ thanh long và chăn nuôi bò năm 2013 đã giúp ông đạt được danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.

Tương tự ông Nhơn, gia đình ông Trương Văn Ngọc ở ấp Long An cũng được xét vay 12 triệu đồng. Để cải thiện cuộc sống gia đình, ông nuôi bò vỗ béo. Hiện tại, ông có 2 con bò, nếu bán ra cũng được một số vốn để trang trải cuộc sống gia đình.

Phó Chủ tịch Hội ND xã Long Trì-Phan Lê Thanh Xuân cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, Hội Nông dân xã đã thành lập tổ chăn nuôi bò với 12 thành viên tham gia ở Chi hội ấp Long An. Vốn ban đầu được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện hỗ trợ 150 triệu đồng, mua 15 con bò.

Đến nay, qua thời gian triển khai và khảo sát, đa số các thành viên tham gia đều trả lãi phân kỳ đúng thời hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Từ 15 con bò ban đầu đến nay tăng lên 24 con với giá trị 360 triệu đồng.

Nhằm giúp HVND an tâm chăn nuôi, phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã phối hợp cùng Hội Nông dân huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho các thành viên. Bên cạnh đó, các thành viên nếu gặp khó khăn, thắc mắc trong quá trình chăn nuôi bò, có thể liên hệ trực tiếp với cán bộ thú y xã để được hỗ trợ. Hướng tới, Hội Nông dân xã tiếp tục nhân rộng mô hình này đến các ấp trong xã.

Ngoài ra, tại xã còn thành lập Tổ Liên kết sản xuất trồng thanh long kết hợp đu đủ; Tổ Liên kết phun, xịt thuốc, cắt thanh long, tạo việc làm cho HVND trong xã. Hiện nay, qua ủy thác Phòng Giao dịch NHCSXH huyện, Hội đang quản lý số tiền gần 3 tỉ đồng, xét cho 277 hộ vay từ các chương trình,… không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn của nông dân mà còn giúp các hộ gia đình nhất là gia đình nghèo, cận nghèo có điều kiện sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Sen Mất Mùa, Rớt Giá Sen Mất Mùa, Rớt Giá

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

28/07/2013
Sâu Bệnh Phát Sinh Mạnh, Hại Lúa Hè Thu Sâu Bệnh Phát Sinh Mạnh, Hại Lúa Hè Thu

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

28/07/2013
Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

28/07/2013
Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

28/07/2013
Ông Tạ Thành Công Trong Nuôi Cá Hồi Tại Mẫu Sơn Ông Tạ Thành Công Trong Nuôi Cá Hồi Tại Mẫu Sơn

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).

29/07/2013