Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.
Ông Trương Văn Nhơn, Tổ trưởng tổ chăn nuôi bò vỗ béo, ấp Long An, xã Long Trì, cho biết: Gia đình ông trước đây chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng thanh long. Sau đó, ông tận dụng trồng cỏ, kết hợp thanh long để tăng thu nhập gia đình.
Được Hội Nông dân xã xét cho vay 12 triệu đồng từ nguồn vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Châu Thành, ông mua bò giống về nuôi, đến nay gia đình ông đã có 4 con bò. Thu nhập từ thanh long và chăn nuôi bò năm 2013 đã giúp ông đạt được danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.
Tương tự ông Nhơn, gia đình ông Trương Văn Ngọc ở ấp Long An cũng được xét vay 12 triệu đồng. Để cải thiện cuộc sống gia đình, ông nuôi bò vỗ béo. Hiện tại, ông có 2 con bò, nếu bán ra cũng được một số vốn để trang trải cuộc sống gia đình.
Phó Chủ tịch Hội ND xã Long Trì-Phan Lê Thanh Xuân cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, Hội Nông dân xã đã thành lập tổ chăn nuôi bò với 12 thành viên tham gia ở Chi hội ấp Long An. Vốn ban đầu được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện hỗ trợ 150 triệu đồng, mua 15 con bò.
Đến nay, qua thời gian triển khai và khảo sát, đa số các thành viên tham gia đều trả lãi phân kỳ đúng thời hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Từ 15 con bò ban đầu đến nay tăng lên 24 con với giá trị 360 triệu đồng.
Nhằm giúp HVND an tâm chăn nuôi, phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã phối hợp cùng Hội Nông dân huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho các thành viên. Bên cạnh đó, các thành viên nếu gặp khó khăn, thắc mắc trong quá trình chăn nuôi bò, có thể liên hệ trực tiếp với cán bộ thú y xã để được hỗ trợ. Hướng tới, Hội Nông dân xã tiếp tục nhân rộng mô hình này đến các ấp trong xã.
Ngoài ra, tại xã còn thành lập Tổ Liên kết sản xuất trồng thanh long kết hợp đu đủ; Tổ Liên kết phun, xịt thuốc, cắt thanh long, tạo việc làm cho HVND trong xã. Hiện nay, qua ủy thác Phòng Giao dịch NHCSXH huyện, Hội đang quản lý số tiền gần 3 tỉ đồng, xét cho 277 hộ vay từ các chương trình,… không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn của nông dân mà còn giúp các hộ gia đình nhất là gia đình nghèo, cận nghèo có điều kiện sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.

VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển.

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng