Hiệu Quả Từ Câu Lạc Bộ Nuôi Trồng Rong Sụn Ở Ninh Hải (Bình Thuận)

Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7-2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.
Tận dụng hơn 20 ha mặt biển, cùng với kiến thức học được, Hội Nông dân xã Thanh Hải đã thành lập Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn. Từ nguồn vốn cho vay của Hội Nông dân tỉnh, Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn xã Thanh Hải đã hoạt động hiệu quả, tạo việc làm và cải thiện đáng kể đời sống cho các nông hộ địa phương. Đến nay, Câu lạc bộ đã thu hút trên 60 hộ tham gia. Bà Nguyễn Thị Được, Chủ nhiệm Câu lạc bộ nuôi rong sụn chia sẻ: Câu lạc bộ tuy mới thành lập nhưng hoạt động rất có hiệu quả. Chủ yếu bà con làm nghề biển, không có thời gian rảnh nên vào các buổi chợ sáng, các hội viên tranh thủ gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu giá cả rong sụn. Mỗi tuần, Câu lạc bộ sinh hoạt 1 lần, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ có trách nhiệm tìm tòi, học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm và chia sẻ kỹ thuật nuôi trồng rong sụn cho các hội viên”. Với trên 20 ha rong sụn, mỗi vụ Câu lạc bộ thu hoạch được 150 tấn rong sụn tươi với giá trung bình 18.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Mỹ Hiệp, chia sẻ: Gia đình tôi nuôi trồng rong sụn đã hơn mười năm, tôi mở rộng diện tích nuôi trồng gần 8 ha gồm rong sú và rong sụn. Qua 5 tháng nuôi trồng, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về hơn 25 triệu đồng/vụ. Ông Lê Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hải cho biết, mô hình Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn tuy mới thành lập nhưng hoạt động khá hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân. Hiện nay, Hội Nông dân đang phối hợp với các cơ sở sản xuất thạch rau câu để tìm đầu ra ổn định giúp người nông dân gắn bó lâu dài với cây rong sụn.Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).

Với mục đích giúp các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm quen với sản xuất sản phẩm sạch, từ nguồn vốn khuyến nông quốc gia, lần đầu tiên Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư xây dựng thành công mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGap.

Sau bão số 10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su của Nông trường Cao su 1 thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đóng trên địa bàn xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Cả vườn cây cao su bạt ngàn mới mấy hôm còn reo với gió ngàn và chăm chỉ tích nhựa sống cho đời nay trở thành rừng cây đổ nát...

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có tổng đàn heo khoảng 13.100 con. Sau thời gian dài heo hơi giảm giá mạnh xuống còn 33.000 - 34.000 đồng/kg, mấy ngày qua giá heo trên địa bàn huyện tăng trở lại, lên mức 37.000 - 38.000 đồng/kg (tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg). Mức giá này người chăn nuôi vẫn chưa có lời nhiều.

Một trong những bài học đắt giá cần được rút ra từ nạn thương lái Trung Quốc tranh mua nguồn tôm nguyên liệu vừa qua, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu dường như bỏ quên người nông dân; đồng thời vai trò của ngành quản lý chưa được phát huy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương và thương lái nước ngoài câu kết trục lợi.