Hiệu Quả Từ Câu Lạc Bộ Nuôi Trồng Rong Sụn

Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7- 2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.
Tận dụng hơn 20 ha mặt biển, cùng với kiến thức học được, Hội Nông dân xã Thanh Hải đã thành lập Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn. Từ nguồn vốn cho vay của Hội Nông dân tỉnh, Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn xã Thanh Hải đã hoạt động hiệu quả, tạo việc làm và cải thiện đáng kể đời sống cho các nông hộ địa phương.
Đến nay, Câu lạc bộ đã thu hút trên 60 hộ tham gia. Bà Nguyễn Thị Được, Chủ nhiệm Câu lạc bộ nuôi rong sụn chia sẻ: Câu lạc bộ tuy mới thành lập nhưng hoạt động rất có hiệu quả. Chủ yếu bà con làm nghề biển, không có thời gian rảnh nên vào các buổi chợ sáng, các hội viên tranh thủ gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu giá cả rong sụn. Mỗi tuần, Câu lạc bộ sinh hoạt 1 lần, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ có trách nhiệm tìm tòi, học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm và chia sẻ kỹ thuật nuôi trồng rong sụn cho các hội viên”. Với trên 20 ha rong sụn, mỗi vụ Câu lạc bộ thu hoạch được 150 tấn rong sụn tươi với giá trung bình 18.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Mỹ Hiệp, chia sẻ: Gia đình tôi nuôi trồng rong sụn đã hơn mười năm, tôi mở rộng diện tích nuôi trồng gần 8 ha gồm rong sú và rong sụn. Qua 5 tháng nuôi trồng, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về hơn 25 triệu đồng/vụ. Ông Lê Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hải cho biết, mô hình Câu lạc bộ nuôi trồng rong sụn tuy mới thành lập nhưng hoạt động khá hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân. Hiện nay, Hội Nông dân đang phối hợp với các cơ sở sản xuất thạch rau câu để tìm đầu ra ổn định giúp người nông dân gắn bó lâu dài với cây rong sụn.
Có thể bạn quan tâm

Cảng cá Quy Nhơn, Bình Định là một trong những cảng cá quy mô lớn khu vực miền Trung, mỗi ngày ở đây có đến hàng trăm tàu cá cập cũng như xuất bến. Dù trong thời gian qua, tàu Trung Quốc tìm cách xua đuổi, đâm tàu cá ngư dân Việt Nam nhưng ngày nào ở cảng cá này cũng hoạt động nhộn nhịp bởi ngư dân vẫn quyết tâm vươn khơi.

Trong thời gian tập huấn, các học viên cũng được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật trồng cây cà phê, được thuyết trình, thảo luận nhóm. Sau khóa tập huấn các học viên sẽ là những tuyên truyền viên tích cực gương mẫu trong phong trào thi đua sản xuất giỏi giúp các bản, xã tại địa phương phát triển trồng cây cà phê mang tính bền vững lâu dài, có định hướng.

Trong quá trình tìm kiếm các đối tượng nuôi mới, nhiều nông dân xã An Phúc (huyện Đông Hải - Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm dê thịt và thành công với mô hình này.

Vụ đông xuân 2013-2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, có mưa đều rải vụ, sâu bệnh ít cộng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất hai vụ được mùa.

Sản lượng lớn, chất lượng tốt song khâu bảo quản và tiêu thụ quả tươi vẫn đang là một thách thức đối với người trồng vải. Việc tìm kiếm, ứng dụng công nghệ bảo quản sẽ mở ra cơ hội cho vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thâm nhập các thị trường "khó tính”, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.