Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Điểm Trong Nông Nghiệp

Trong năm 2013, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã thực hiện hiệu quả các mô hình điểm. Trong chương trình cánh đồng sản xuất tập trung, đơn vị đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai được 22 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, tổng diện tích 4.233 ha, với 2.977 hộ tham gia.
Đồng chí Trần Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú cho biết: "Qua đánh giá sơ bộ hiệu quả của mô hình thì chi phí sản xuất giảm từ 3,5 đến 5 triệu đồng/ha so với ruộng ngoài mô hình, lợi nhuận tăng thêm từ 500 đến 1 triệu đồng/ha".
Đối với chương trình cánh đồng mẫu lớn đã củng cố và duy trì 6 điểm thực hiện mô hình, với tổng diện tích hơn 807 ha, trong 2 vụ lúa chính là Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu 2013, với quy mô từ 40 đến 400 ha/điểm. Trong đó, mô hình cánh đồng mẫu lớn tại ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, với diện tích 80 ha, có 89 hộ dân tham gia; đồng thời tạo được sự liên kết trong sản xuất giữa các hộ dân để thành lập 3 tổ HTX, được sự đầu tư hỗ trợ của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng Trạm bơm điện, được Công ty Bảo vệ thực vật An Giang hỗ trợ dụng cụ và hướng dẫn nông dân thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan đồng ruộng.
Cũng trong năm 2013, ngành Nông nghiệp huyện tiếp tục duy trì diện tích ứng dụng công nghệ sinh thái trên lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu 2013 với diện tích 10 ha tại ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong quản lý sâu rầy.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp, nhiều người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 53 - 54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tăng đàn trở lại.

Theo nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, thời điểm này, thị trường cây giống bắt đầu hút hàng, sức mua của người dân tăng đáng kể; giá của mặt hàng này đã tăng khoảng trên 5% so với những năm trước.

Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất cần phải tin học hóa bài toán quản lý thông tin về tình hình sâu bệnh hại lúa có ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).

Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.