Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Điểm Trong Nông Nghiệp

Trong năm 2013, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã thực hiện hiệu quả các mô hình điểm. Trong chương trình cánh đồng sản xuất tập trung, đơn vị đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai được 22 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, tổng diện tích 4.233 ha, với 2.977 hộ tham gia.
Đồng chí Trần Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú cho biết: "Qua đánh giá sơ bộ hiệu quả của mô hình thì chi phí sản xuất giảm từ 3,5 đến 5 triệu đồng/ha so với ruộng ngoài mô hình, lợi nhuận tăng thêm từ 500 đến 1 triệu đồng/ha".
Đối với chương trình cánh đồng mẫu lớn đã củng cố và duy trì 6 điểm thực hiện mô hình, với tổng diện tích hơn 807 ha, trong 2 vụ lúa chính là Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu 2013, với quy mô từ 40 đến 400 ha/điểm. Trong đó, mô hình cánh đồng mẫu lớn tại ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, với diện tích 80 ha, có 89 hộ dân tham gia; đồng thời tạo được sự liên kết trong sản xuất giữa các hộ dân để thành lập 3 tổ HTX, được sự đầu tư hỗ trợ của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng Trạm bơm điện, được Công ty Bảo vệ thực vật An Giang hỗ trợ dụng cụ và hướng dẫn nông dân thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan đồng ruộng.
Cũng trong năm 2013, ngành Nông nghiệp huyện tiếp tục duy trì diện tích ứng dụng công nghệ sinh thái trên lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu 2013 với diện tích 10 ha tại ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong quản lý sâu rầy.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ tập trung kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, mà còn phải tăng cường kiểm tra việc sử dụng thức ăn đầu vào của các cơ sở chăn nuôi. Ý thức của người chăn nuôi mới là quan trọng.

Chăn nuôi gia cầm hiện nay đang phát triển nhanh và giữ một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, đa phần là phương thức chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ thiếu tập trung, do đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một xã thuần nông có 1.435 hộ dân với 5.789 nhân khẩu đang sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê. Thời gian gần đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò vỗ béo đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành nghề chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân Vĩnh Lợi.

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường và giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết đã gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm...

Bằng sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, mở lối đi riêng, anh Nguyễn Văn Vượng, ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã bước đầu thành công, có thu nhập cao từ việc nuôi… vịt trời.