Hiệu quả trồng rau an toàn trong nhà lưới

Hiện nay, mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà màng được quan tâm đầu tư nhân rộng ở các huyện: An Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Thành và TP. Châu Đốc tạo ra những sản phẩm rau an toàn (RAT), đảm bảo chất lượng và nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm 2015, UBND tỉnh An Giang đã thống nhất nhân rộng 20 mô hình nhà lưới giá rẻ (diện tích 500m2) và đang được ưu tiên đầu tư tại các tổ sản xuất RAT trong tỉnh nhằm hỗ trợ sản xuất RAT quy mô hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhân rộng 9/20 mô hình tại huyện Chợ Mới, Châu Phú, TX Tân Châu và TP. Châu Đốc, Long Xuyên; riêng Chợ Mới đang tiếp tục xây dựng 3 nhà lưới, nâng diện tích sản xuất RAT sử dụng màng phủ nông nghiệp đạt trên 1.900 héc- ta. Huyện đang tiếp tục thực hiện dự án sản xuất nhà màng ươm cây con tại xã Hội An với diện tích 1.000m2, bình quân mỗi tháng sản xuất từ 15.000 đến 20.000 cây con.
Thời gian tới, nhà màng ở Hội An còn tận dụng diện tích trống để trồng gừng, nhằm khai thác tối đa hiệu quả nhà màng. Song song đó, huyện Chợ Mới còn thực hiện 3 mô hình trồng rau màu trong nhà lưới tại xã Kiến An, chủ yếu trồng các loại: Cải xanh, cải ngọt, ngò rí, hành lá (Nhà sơ chế RAT xã Kiến An đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT).
An Phú đã xây dựng 3 nhà lưới với diện tích trên 3.000m2, 6 nhà màng với diện tích 16.000m2. Trong đó, nhà màng của hộ ông Lâm Văn Triệu 13.000m2 để gieo trồng 4 loại cây: Bầu, cải bẹ dún, khổ qua và ớt. Đối với cây bầu, mỗi vụ ông Triệu thu hoạch 6,2 tấn/2.000m2, giá bán từ 4.000 - 6.500 đồng/kg, trừ chi phí ông Triệu thu lợi nhuận trên 14 triệu đồng/vụ; cải bẹ dún mỗi vụ thu hoạch 4,5 tấn/3.000m2, giá bán 3.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận trên 7 triệu đồng/vụ; khổ qua mỗi vụ thu hạch 9,2 tấn/4.000m2, giá bán khoảng 3.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận từ 8 - 9 triệu đồng/vụ.
Để thực hiện tốt việc quy hoạch vùng sản xuất RAT, các ngành chức năng đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra; tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho các tổ sản xuất. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho nông dân và người tiêu dùng về RAT.
Các sản phẩm RAT được sản xuất tại TP. Long Xuyên, Châu Đốc và huyện Chợ Mới cung cấp cho thương lái tại chỗ, Siêu thị Co.opmart, Metro, chợ điểm bán rau an toàn và các bếp ăn tập thể. Sản lượng RAT cung cấp trung bình 1,1 - 1,5 tấn/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.

Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.