Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng
Tác giả: Trần Huê Viên+ctv/Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (tháng 2/2014)
Ngày đăng: 30/05/2018

Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tinh dịch bò đực H’Mông, đánh giá hoạt lực tinh đông viên sau đông lạnh – giải đông qua một số tháng bảo tồn và thăm dò tỉ lệ thụ thai của tinh đông viên đã bảo tồn 6 tháng.

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò H’Mông sau khi bảo tồn 6 tháng. Hình minh hoạ

Qua 291 lần khai thác tinh của 3 bò thí nghiệm cho thấy trung bình lượng xuất tinh (V) đạt 4,43 ml; hoạt lực tinh trùng (A) 68,96%; nồng độ tinh trùng (C) 0,85 tỉ/ml; tổng số tinh trùng sống tiến thẳng (VAC)2,59 tỉ; pH tinh dịch 6,89; tỉ lệ tinh trùng sống (Sg) 83,47% và tỉ lệ tinh trùng kỳ hình (K) 16,49%. Đối với bò địa phương miền Núi, chất lượng tinh dịch như vậy là tương đối tốt.

Các chỉ tiêu chủ yếu của tinh dịch dùng sản xuất tinh đông viên có giá trị trung bình cao hơn so với trung bình của các lần khai thác và đều đạt tiêu chuẩn dùng cho đông lạnh: V=4,42ml; A=72,72%; C=0,86 tỉ/ml và VAC=2,76 tỉ. Hoạt lực trung bình của tinh trùng sau giải đông (Asgđ) là 41,47%, sau 1 năm bảo tồn Asgđ có xu hướng giảm còn 41,09%. Tinh viên đã bảo tồn 6 tháng cho tỉ lệ phối giống đậu thai 55% (40 – 66,6%. Như vậy, tinh dịch bò đực H’Mông có chất lượng tinh dịch tốt và sau 1 năm bảo tồn, hoạt lực tinh trùng đạt yêu cầu sử dụng, tinh viên bảo tồn 6 tháng vẫn cho tỉ lệ thụ thai đạt yêu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Theo dõi hoạt động của bò bằng gia tốc kế Theo dõi hoạt động của bò bằng gia tốc kế

Thực tế, một số nhà sản xuất sữa đang sử dụng gia tốc kế để kiểm soát lượng thức ăn bò tiêu thụ, thân nhiệt và xác định những vật nuôi bị bệnh.

19/04/2019
Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò

Đây là một trong những bệnh đường máu gây hại lớn trên đàn trâu bò, đặc biệt là bò sữa, bệnh thường phát sinh mạnh trong mùa nắng nóng do điều kiện thời tiết

15/05/2019
Tận dụng rơm nuôi bò, tại sao không? Tận dụng rơm nuôi bò, tại sao không?

Nếu hợp tác tốt với các đơn vị, tập đoàn giỏi về công nghệ, lượng rơm khổng lồ này sẽ là nguồn thức ăn dinh dưỡng để phát triển ngành chăn nuôi bò.

29/08/2019
Bí quyết nuôi bò vỗ béo Bí quyết nuôi bò vỗ béo

Từ lâu, nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng đã trở thành sinh kế của nông dân ở xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông, Đắk Lắk).

07/01/2020
Một số lưu ý khi sử dụng ure trong chăn nuôi bò Một số lưu ý khi sử dụng ure trong chăn nuôi bò

Bò sữa, bò thịt là nhóm gia súc có dạ dày 04 túi nên tiêu hóa khác với các loại động vật khác, đặc biệt là nhóm động vật ăn nhiều thức ăn thô xanh

29/06/2020